Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Rèn cho bé quen vị giác với món ăn mới

Hiểu biết thói quen của bé yêu

Giúp bé định hình sở thích ngay từ sớm

Bước vào tuổi chập chững, bé yêu của mẹ bắt đầu bộc lộ rõ sở thích ăn uống, và cả những món bé không thích. Chúng tôi đã nghiên cứu để tìm ra một số cách hay giúp mẹ điều chỉnh sở thích ăn uống của bé ngay từ đầu, để về sau khi mẹ cho bé ăn bông cải xanh, bé không giận lẫy mà bỏ bữa.

Toddler girl picking apples

Trẻ em có sở thích ẩm thực, ấy là chuyện rất tự nhiên

Khuynh hướng bẩm sinh của trẻ em là mê các món ngọt và món mặn chứ không thích đồ đắng. Sở thích ẩm thực đặc trưng này giúp cho tổ tiên loài người dễ dàng tìm ra thức ăn trong thiên nhiên. Họ sẽ tìm hái các loại trái cây ngọt lịm, hoặc xuống biển mò cua bắt ốc chế biến thành món ăn, đồng thời tránh xa vị đắng vì trong thiên nhiên những thứ độc hại thường có vị này. Ví dụ như, một số loại dâu rừng có vị đắng, thường là dâu độc. 

Thuận theo tự nhiên, nhưng nuôi con đúng khoa học

Mỗi bé chập chững sẽ có sở thích ăn uống riêng, rất đa dạng, không bé nào giống hệt bé nào, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Thực ra, từ khi bé mới sinh cho tới khi bé được 22 tháng tuổi, các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường chính là tác nhân quan trọng nhất sẽ định hình sở thích ẩm thực của bé, cho nên nếu mẹ muốn bé sau này thích ăn rau, thời điểm tốt nhất để điều chỉnh thói quen của bé nên là ngay bây giờ.

"Trẻ chập chững và trẻ nhỏ từ hai đến ba tuổi sẽ trải qua một giai đoạn rất bình thường, đó là giai đoạn sợ thử những điều mới (neophobia). Khi mẹ cho bé ăn món lạ, bé sẽ cảm thấy sợ và không muốn thử, chỉ thích ăn món quen mà thôi."

Chứng sợ thử điều mới

Đây là giai đoạn rất bình thường. Một số bé chập chững, cả các bé lớn hơn nữa, sẽ trải qua giai đoạn này, thường rơi vào lứa từ hai đến sáu tuổi. Các bé sợ thử món ăn mới, chỉ thích ăn món quen mà thôi. Người ta cho rằng chứng sợ thử món ăn mới có nguồn gốc rất xa xưa. Khi tổ tiên loài người còn hái lượm và săn bắt, vì họ là sinh vật ăn tạp, ban đầu họ rất cảnh giác khi gặp một dạng thực phẩm mới. Họ sợ đồ ăn đó độc hại.

Các bé chập chững thường kén món mới vì bé thấy nó quá lạ mắt, mùi hương và cả vị của nó cũng không quen. Dù biết giai đoạn bé sợ thử điều mới là một cái gì đó rất bình thường, các mẹ cũng đừng chủ quan mà để mặc cho bé tỏ thái độ kén chọn, bỏ bữa khi thấy món ăn mới. Các mẹ cần tập cho bé ăn và thích nhiều món khác nhau. Mẹ cần tập cho bé dễ ăn, đụng món nào cũng ăn được, như vậy bé mới được thụ hưởng một chế độ dinh dưỡng quân bằng. Khi bé bướng lên và không chịu ăn món mới, mẹ có thể giúp bé vượt qua giai đoạn này bằng kỹ thuật “tiếp xúc lặp lại nhiều lần bằng giác quan.” Trong kỹ thuật này, khi mẹ đi chợ mua nguyên liệu nấu món mới, nên cho bé đi cùng để bé được nhìn thấy. Lúc mẹ bắt đầu chế biến món ăn, mẹ sẽ cho bé được ở gần đó để bé ngửi mùi đồ ăn. Đến giờ ăn, bé sẽ dễ dàng thử món mới hơn. Bà ngoại, bà nội của bé có thể đã dặn dò mẹ nên chăm bé theo cách “ông bà già xưa”, nhưng đây mới là điều tốt cho bé: mẹ nên cho bé chập chững được nghịch đồ ăn – hãy cho bé được nhìn, ngửi, bốc, nếm, thậm chí nghe âm thanh khi bạn nấu ăn… mục đích là giúp bé làm quen với từng món mới. 

Photo Taken In Zürich, Switzerland

Cho bé thật nhiều trải nghiệm tích cực

Mẹ hãy biến giờ ăn thành cơ hội để bé được nhận những trải nghiệm tích cực. Khi bé chập chững bắt đầu thử ăn món mới, đặc biệt là nếu lúc trước bé hay kén món đó và không chịu ăn, mẹ nên khen bé ngay: con của mẹ hôm nay ngoan quá, giỏi quá nè. Tốt nhất là cho bé ngồi ăn chung với gia đình, như thế bé chập chững sẽ có cơ hội được nhìn thấy mọi người cùng nhau thưởng thức các món ăn mới có trên bàn, như thế bé sẽ đỡ sợ, và bé cũng muốn thử ăn giống người lớn.

Cho bé tiếp xúc với nhiều món ăn khác nhau

Chúng tôi có một mẹo hay nữa có thể giúp các mẹ trong việc rèn tập khả năng vị giác cho bé chập chững: hãy đảm bảo mọi món ăn có trong nhà đều phải đạt tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe. Trên tủ bếp, trong tủ lạnh, mẹ hãy chất đầy các món ăn tốt cho sức khỏe vào đấy: ya-ua, rau, trứng, thịt nạc, cá, các loại hạt, đậu, bánh mì, trên bàn ăn thì có một dĩa trái cây.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ chập chững với sữa Aptamil Growing Up

Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn đang lớn nhanh của các bé chập chững. Aptamil Growing Up cho các bé 1-2 tuổi là sự phối hợp hài hòa, độc đáo của nhiều thành phần, nguyên liệu đầy dưỡng chất, đặc biệt có chất sắt – giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức não bộ khỏe mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng. Sản phẩm có nhiều định dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm sữa bột Aptamil dạng lon, sữa Growing Up loại pha sẵn uống liền, sữa 1 lít đóng hộp carton có khóa seal kéo lại sau khi dùng xong, sữa hộp 200ml tiện lợi cho các mẹ khi cần đi xa.

Sản phẩm sữa Aptamil Profutura Growing Up là sản phẩm Growing Up có công thức tiên tiến nhất của Aptamil. Sản phẩm là kết tinh của 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu sữa mẹ, hội tụ công thức dinh dưỡng được tinh chỉnh phù hợp cho lứa tuổi chập chững (từ một đến hai tuổi), chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp bé phát triển, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng mà cân bằng. Aptamil Profuture Growing Up có chứa i-ốt, một chất cần thiết giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức não bộ ổn định.  

Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x