Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT: CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA 

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng rất phổ biến thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm đến 3 tuổi. Vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, khả năng miễn dịch kém. Để tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp để khắc phục tình trạng bệnh, bạn hãy cùng Aptaclub tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng niêm mạc ruột bị các vi sinh vật có hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập và tấn công. Trẻ có thể biểu hiện bằng (1) tiêu chảy toàn nước, (2) tiêu chảy xâm lấn (có máu) hay còn gọi kiết lỵ. 

Nguyên nhân gây bệnh tùy theo lứa tuổi, quốc gia, và dạng tiêu chảy nước hay kiết lỵ.  Thường gặp nhất là Rotavirus, Cryptosporidium, Shigella và Escherichia coli sinh độc tố ruột (ETEC). Trong đó, Rotavirus là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ <2 tuổi, trong khi Shigella là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi.  

Nhiễm trùng đường ruột có liên quan mật thiết đến vệ sinh thực phẩm và môi trường sống, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ tình trạng này xảy ra khá phổ biến do hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành. Nếu tình trạng bệnh không được điều trị sớm thì sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm độc toàn thân dẫn đến tử vong.

tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng đường ruột của trẻ bị các vi khuẩn tấn công

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột vì nguyên nhân gì?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy theo biểu hiện lâm sàng: tiêu chảy toàn nước hay tiêu chảy có máu (kiết lỵ) mà tác nhân khác nhau: 

Tiêu chảy toàn nước

Định nghĩa – Tiêu chảy toàn nước là đi ngoài ≥3 lần phân mỗi ngày mà không nhìn thấy máu.  

Cơ chế: do độc tố vi khuẩn tiết ra, hoặc do tổn thương nhung mao của niêm mạc ruột gây giảm hấp thu, và tăng tiết dịch. Điều này giải thích tại sao trẻ chỉ bị tiêu chảy nhưng không có máu trong phân, và thời gian hồi phục thường 5-7 ngày.

Nguyên nhân 

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ– Rotavirus, Cryptosporidium

  • Trẻ lớn– thường do Escherichia coli sinh độc tố ruột (ETEC) 

Bệnh tả (do V. cholerae ) là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở trẻ ≥2 tuổi, thường biểu hiện nôn ói, tiêu chảy mất nước nặng, thường không sốt.

Tiêu chảy có máu (kiết lỵ) 

Định nghĩa – Tiêu chảy ≥3 lần phân mỗi ngày có lẫn máu nhìn thấy được. 

Cơ chế: do vi khuẩn xâm nhập vào trực tiếp niêm mạc ruột gây ra tình trạng viêm xuất tiết ở đoạn xa ruột non và niêm mạc đại tràng. 

Nguyên nhân

  • Shigella: (lỵ trực trùng) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kiết lỵ ở trẻ em. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong và có liên quan đến tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao, co giật và một số biến chứng đe dọa tính mạng khác. 

  • Các nguyên nhân khác: Salmonella, Campylobacter spp , E. coli xuất huyết ruột (EIEC) và E. coli xâm lấn ruột (EHEC).

  • Đôi khi do lỵ amip (E. histolytica gây ra), thường gặp trẻ trên 5 tuổi. 

tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot E.coli là vi khuẩn thường gây ra nhiễm khuẩn đường ruột

Theo một nghiên cứu năm 2021, trẻ sinh mổ có tỷ lệ nhiễm khuẩn Bifidobacteria và Bacteroides thấp hơn, nhưng có tỷ lệ nhiễm khuẩn Clostridium, Lactobacillus, Enterobacter, Enterococcus và Staphylococcus cao hơn. Bên cạnh sự non yếu của hệ miễn dịch, trẻ sinh mổ còn có hệ tiêu hóa không tốt như những bé sinh thường, dẫn đến những vấn đề như nôn trớ, ợ hơi, táo bón, chướng bụng và tiêu chảy. Việc hấp thu dưỡng chất cũng bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Khoa học cũng chứng minh rằng 2/3 hệ miễn dịch của trẻ tập trung trong đường tiêu hóa. Vì vậy, việc duy trì cân bằng của hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của hệ miễn dịch. Các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng có thể giúp cơ thể sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng rất khác nhau, tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp phát hiện trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. 

Tiêu chảy cấp do tả

Bệnh khởi phát nhanh trong vòng 24 giờ, trẻ tiêu chảy nhiều, liên tục, thường kèm nôn, không sốt. Khi đi ngoài thì phân toàn nước đục như nước vo gạo, không đau bụng, không mót rặn. 

Tiêu chảy do kiết lỵ

Lúc này trẻ sốt cao, đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy máu, bụng quặn từng cơn. Các mẹ cần quan sát và theo dõi kỹ tình trạng của trẻ để có giải pháp khắc phục kịp thời. 

Tiêu chảy do E.coli

Tiêu chảy do E.coli sinh độc tố ruột (ETEC) có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng không có máu và nhầy, trẻ cũng không sốt và bệnh thường tự khỏi. Còn đối với tiêu chảy do E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC) thì sẽ có dấu hiệu sốt, mót rặn, đau quặn bụng, phân lỏng có nhầy máu. 

tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường đau bụng, đi ngoài lỏng, nôn…

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên được chăm sóc như thế nào?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cần được bổ sung dinh dưỡng và nước sau tiêu chảy. Đồng thời, các mẹ phải phục hồi hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh để tình trạng viêm không tái đi tái lại. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Khi trẻ có dấu hiệu nặng mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Chẩn đoán sớm tình trạng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh cho trẻ. Nếu phát hiện bệnh sớm và chăm sóc kỹ những trẻ bị tiêu chảy toàn nước thì khoảng 5 đến 7 ngày trẻ sẽ tự khỏi. Đây cũng là lời giải đáp một phần cho thắc mắc “trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi”.

  • Cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ. Nếu các mẹ thắc mắc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì thì câu trả lời là nên cho trẻ ăn cháo, súp hoặc các loại thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. 

  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ đường ruột của trẻ. Ngoài ra, niêm mạc ruột sau khi nhiễm bệnh rất nhạy cảm, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để thích nghi với khả năng tiêu hóa và hấp thu của đường ruột trẻ.

  • Cho trẻ ăn những thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh đồ chơi và môi trường xung quanh trẻ. Giữ đồ chơi và môi trường xung quanh sạch sẽ sẽ giúp giảm sự lây lan của các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa.

  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nhằm lập lại cân bằng hệ vi sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải loại men vi sinh nào cũng hiệu quả và nhanh chóng. 

tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, các mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để dễ tiêu hóa

Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì. Về việc này, bác sĩ sẽ là người thăm khám và chẩn đoán bệnh, sau đó sẽ kê đơn thuốc hoặc đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục bệnh.

Cách ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em

Để ngăn ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, điều quan trọng các bậc phụ huynh cần lưu ý là:

  • Đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm, cho trẻ ăn chín uống sôi. 

  • Chọn nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng.

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng để đảm bảo vệ sinh.

  • Khử trùng và thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ.

tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot Đồ chơi của trẻ nên được vệ sinh thường xuyên để phòng ngừa các bệnh do nhiễm khuẩn

Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột, mẹ cần lưu ý về vấn đề an toàn thực phẩm của trẻ, cho trẻ ăn uống đủ dưỡng chất, bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đặc biệt là các thực phẩm có chứa Prebiotics. Việc cung cấp dưỡng chất hàng ngày, đặc biệt là SYNBIOTIC là sự kết hợp khoa học giữa Prebiotics GOS:FOS (9:1) và Probiotic Bifidobacterium Breve M-16V sẽ khôi phục hệ vi sinh đường ruột của trẻ.

Bên cạnh đó, Prebiotics giàu chất xơ thực phẩm không hoà tan, giúp tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi, như Bifidobacterium, có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và cải thiện hệ miễn dịch đường ruột ở trẻ. 

Việc bổ sung các dưỡng chất này cho trẻ từ sớm sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ khỏe mạnh. Đồng thời tạo điều kiện để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa.

Nội dung trên là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột mà Aptaclub muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ được tốt hơn. Để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác, bạn hãy truy cập vào website: https://www.aptaclub.com.vn/ ngay nhé! 

Imiale. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột : Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát [Online]. https://imiale.com/tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-9531/ [Truy cập 5/2024]

VINMEC. Điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em [Online]. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/dieu-tri-tieu-chay-nhiem-khuan-o-tre-em/ [Truy cập 5/2024]

UpToDate. Cách tiếp cận trẻ em bị tiêu chảy cấp ở những vùng hạn chế [Online]. https://www.uptodate.com/contents/approach-to-the-child-with-acute-diarrhea-in-resource-limited-settings   [Truy cập 5/2024]

Dr. Amit Bishwakarma, Consultant in Pediatrics Tree Top Hospital. Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em.  MOH-QA/G/22/119-0 

THE LANCET. Gánh nặng và nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển [Online]. 2013. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(13)60844-2/fulltext. [Truy cập 5/2024]

MEDLATEC. Khác biệt giữa trẻ sinh mổ và sinh thường [Online]. 2015. Tham khảo tại: https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-sinh-thuong-s74-n6103 [Truy cập: 5/2024]

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x