Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trẻ bị nôn trớ thường là dấu hiệu cảnh báo liên quan đến những bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong những trường hợp này để kịp có biện pháp khắc phục. Vậy trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày thì phải làm sao? Bài viết này Aptaclub sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục bệnh.
Chúng ta thường nói trẻ bị nôn trớ, nhưng cần phân biệt trẻ nôn hay trớ vì nguyên nhân bệnh thường khác nhau.
Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực. Nôn thường có dấu hiệu trẻ gắng sức, có dấu hiệu báo trước, có tham gia cơ bụng và trẻ phun mạnh ra miệng. Nôn thường là nguyên nhân của bệnh lý đường tiêu hóa hoặc một số nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa.
Trớ: là hiện tượng luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn, sữa hay thức ăn có thể trào ra khóe miệng, thường bất ngờ. Đây là hiện tượng phổ biến thường thấy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tại Hoa Kỳ, 50% trẻ sơ sinh dưới 3 tháng và khoảng 67% trẻ 4 tháng tuổi bị trớ ít nhất một lần mỗi ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị trớ hoặc nôn. Dưới đây là những lý do khiến trẻ bị nôn hoặc trớ thường gặp:
Trớ
Như đã nói, đa số các trường hợp “trớ” thường không là bệnh lý nên có thể điều trị tại nhà. Trên thực tế, nguyên nhân lớn khiến trẻ bị trớ là do chăm sóc chưa đúng cách như:
Tư thế bú sữa và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Cho trẻ ăn hoặc bú quá nhiều.
Cho trẻ bú sai tư thế hoặc bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.
Trẻ vừa ăn xong đã đặt trẻ nằm ngay, quấn tã hoặc băng rốn quá chặt.
Trẻ ăn thức ăn dễ gây đầy hơi và chướng bụng.
Nôn bệnh lý
Một số nguyên nhân nôn do bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp
Trẻ dị ứng hoặc không dung nạp đạm sữa bò
Hàm lượng protein chưa được xử lý cao trong sữa bò có thể khiến trẻ khó tiêu hóa. Nếu kèm theo các biểu hiện như phân lỏng (có thể lẫn máu), nôn trớ, đau bụng, hoặc có dấu hiệu dị ứng da, chậm tăng cân thì bạn cần đưa trẻ đi khám. Lúc này, bạn có thể thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành hoặc sữa công thức đạm thủy phân toàn phần.
Trẻ nôn trớ do ngộ độc thực phẩm
Trẻ bắt đầu có dấu hiệu nôn nhiều sau khi ăn thực phẩm kém chất lượng từ khoảng 2-12 giờ. Thường không có kèm theo tình trạng sốt, có hoặc không có tiêu chảy. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được thăm khám kịp thời.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng đỉnh điểm là trẻ khoảng 3-4 tháng tuổi. Biểu hiện bằng nôn trớ tái diễn nhiều lần, thường ngay sau bữa ăn hoặc sau ăn 1-2 giờ, tăng lên khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, còn đi kèm quấy khóc, chậm lên cân, khò khè, thở rít.
Bệnh viêm dạ dày khiến trẻ bị nôn trớ
Dấu hiệu khởi phát viêm dạ dày điển hình là trẻ bị nôn trớ nhiều, trung bình từ 10 – 30 phút/lần trong khoảng thời gian từ 1 – 12 giờ. Ngoài ra, trẻ còn bị sốt cao và đau bụng, tiêu chảy và tình trạng này có thể kéo dài từ 12 đến 72 giờ.
Bệnh này thường bị cha mẹ nhầm lẫn với ngộ độc thức ăn ở trẻ. Đặc biệt là đối với cha mẹ lần đầu có con, còn thiếu kinh nghiệm. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường không sốt và ít khi bị tiêu chảy như viêm dạ dày. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ hay bị nôn trớ do tắc ruột
Trẻ mắc các bệnh lý ngoại khoa như tắc ruột sẽ khiến trẻ hay bị nôn trớ kèm theo đau bụng, đi ngoài ra máu, bụng chướng căng… Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Các trường hợp viêm đường tiết niệu ở trẻ ngoài triệu chứng đi tiểu bị đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu, trẻ có thể bị nôn, sốt. Khi bị bệnh, cơ thể trẻ mệt mỏi, biếng ăn…
Hẹp phì đại môn vị
Hẹp phì đại môn vị là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, do gây hẹp và tắc nghẽn môn vị (đường thoát ra của dạ dày). Bé trai có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này nhiều hơn bé gái.
Thường khởi phát lúc 2-4 tuần sau sinh, trẻ bắt đầu trớ dần dần đến nôn. Trẻ nôn thốc, nôn vọt qua mồm, và 2 mũi thành vòi, sau bú 10-20 phút, thường nôn sữa mới bú, đôi khi có vết máu do xuất huyết niêm mạc. Nôn trớ kéo dài dẫn đến sụt cân nhanh, bụng xẹp, ít đi phân, ít đi tiểu mặc dù trẻ vẫn háu bú. Trong trường hợp này, trẻ cần được thăm khám và thực hiện phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh.
Hệ tiêu hóa non kém do sinh mổ
Trong vài thập kỷ qua, ngày càng có nhiều báo cáo về sự liên quan giữa sinh mổ và sự phát triển của các bệnh sau này trong thời thơ ấu. Sinh mổ có liên quan đến một số bệnh ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh đường tiêu hóa (nôn trớ, táo bón, viêm dạ dày ruột, bệnh celiac), đái tháo đường type 1 và béo phì. Dưới đây là một số lý do giải thích cho tình trạng này:
Do thiếu lợi khuẩn có lợi từ mẹ: Vì trẻ sinh mổ không tiếp xúc với hệ vi sinh vật đường ruột và âm đạo của người mẹ do đó không tạo được khuẩn có lợi trong đường ruột.
Hệ miễn dịch kém phát triển:
Do chậm tiếp xúc với các kháng thể trong sữa mẹ, vì sau sinh mẹ bị cách ly 4-5 giờ. Dẫn đến thiếu lợi khuẩn có lợi từ mẹ và chậm tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ nên hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ phải mất 6 tháng để hoàn thiện trong khi sinh thường chỉ cần thời gian khoảng 10 ngày. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa và virus. Lúc này, trong trường hợp mẹ không có đủ sữa hoặc không có khả năng cho con bú thì mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có chứa SYNBIOTIC để bổ sung cho trẻ. SYNBIOTIC là sự kết hợp độc đáo giữa chất xơ prebiotics và lợi khuẩn probiotic. Công thức dinh dưỡng này đã được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ, giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch sau 6 tháng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm trẻ bị nôn trớ do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa trưởng thành
Hình dáng của dạ dày: thường có hình tròn, nằm ngang.
Hoạt động cơ dạ dày: tương đối yếu, đặc biệt là ở cơ thắt tâm vị. Trong khi, cơ thắt môn vị lại phát triển tốt và đóng chặt. Sự phối hợp không nhịp nhàng này gây ra tình trạng nôn trớ của trẻ sau khi ăn.
Dung tích dạ dày nhỏ: sơ sinh 30-35ml, trẻ nhỏ 3 tháng 100ml
Thời gian lưu ở dạ dày phụ thuộc vào sữa mà trẻ bú:
Sữa mẹ: từ 2 đến 3 tiếng.
Sữa bò: từ 3 đến 4 tiếng.
Trẻ bị nôn trớ nhiều dẫn đến mất nước nên cha mẹ cần tránh mất nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống sữa hoặc nước (trẻ > 6 tháng). Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải lưu ý thêm những điều sau:
Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ.
Vuốt lưng cho trẻ sau khi bú hay ăn và hạn chế cho trẻ chạy nhảy, nô đùa ít nhất 20 phút sau khi ăn.
Nếu sau 12-24 giờ, tình trạng của trẻ ổn định thì mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường trở lại.
Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc chống nôn hoặc bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có biểu hiện sốt cao, co thắt dạ dày, khô miệng, ít tiểu, nôn ra máu hoặc ra mật, co giật, nôn liên tục trong 24 giờ… thì ba mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ gấp.
Trên đây là những chia sẻ về thông tin về nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ. Nếu bạn quan tâm đến những bài viết liên quan đến các biểu hiện bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bạn hãy truy cập ngay vào đường link: https://www.aptaclub.com.vn/ để tìm hiểu thêm nhé!
HUGGIES. Vì sao trẻ bị nôn trớ và 7 mẹo hạn chế nôn trớ ở trẻ [Online]. Tham khảo tại: https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cham-soc-suc-khoe-cho-be/vi-sao-tre-bi-non-tro-va-4-meo-han-che-non-tro-o-tre [Truy cập 5/2024]
Bệnh viện Thu Cúc. Trẻ nôn trớ nhiều: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm [Online]. Tham khảo tại: https://benhvienthucuc.vn/tre-non-tro-nhieu-dau-hieu-canh-bao-6-benh-nguy-hiem/ [Truy cập 5/2024]
VINMEC. Một số cảnh báo bệnh khi trẻ nôn [Online]. Tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/me-can-biet-mot-so-canh-bao-benh-khi-tre-non/ [Truy cập 5/2024]
Taketoshi Yoshida,Kenta Matsumura, Akiko Tsuchida, Kei Hamazaki, Hidekuni Inadera, Japan Environment and Children’s Study Group. Mối tương quan giữa việc sinh mổ và táo bón ở trẻ sơ sinh. BMC Res Notes. 2018; 11: 882.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.