Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trẻ bị sốt về đêm không phải là tình trạng hiếm gặp, đôi khi là dấu hiệu gợi ý trẻ đang gặp một số vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Để biết trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì? Ba mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao về đêm? Bạn hãy cùng Aptaclub theo dõi nội dung bài viết này để tìm hiểu nhé!
Khi trẻ bị sốt về đêm thì đó có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
Trẻ mọc răng, tiêm phòng hoặc trẻ hoạt động vào ban ngày quá nhiều, bị cảm nắng, …cũng có thể khiến trẻ bị sốt về đêm. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt do những nguyên nhân trên thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây không phải biểu hiện của bệnh lý mà đó là phản ứng của cơ thể trẻ trước những tác động từ môi trường bên ngoài. Khi đó, cha mẹ chỉ cần biết cách chăm sóc tốt cho trẻ như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng sốt này sẽ nhanh chóng biến mất.
Khi trẻ bị sốt về đêm mà không phải do các nguyên nhân trên thì rất có thể trẻ đang bị sốt do nhiễm trùng. Khi đó, việc trẻ bị sốt về đêm cũng có thể báo hiệu một số bệnh mà trẻ có thể mắc phải, cha mẹ cần chú ý những biểu hiện như:
Ngoài ra, trẻ bị sốt về đêm có thể do viêm tai, sốt rét, viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết…Nếu thấy trẻ sốt mà không có dấu hiệu giảm, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trong quá trình chuyển dạ của sản phụ sinh thường, trẻ di chuyển qua ngã âm đạo nên tiếp xúc được nhiều vi khuẩn có lợi cho sự phát triển hệ miễn dịch. Thường chỉ sau khoảng 10 ngày, hệ miễn dịch của trẻ sinh thường đã hoạt động tốt. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh mổ, việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài từ 6 - 9 tháng để đạt được sự cân bằng vi khuẩn tốt. Chính bởi hệ miễn dịch phát triển chậm mà trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh và ốm sốt hơn.
Có thể nói, tình trạng trẻ thường xuyên bị sốt về đêm là một trong những nỗi lo của các bà mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng thường gặp do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Sốt về đêm ở trẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nên cha mẹ cần chú ý, quan tâm, theo dõi kỹ khi sốt.
Để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ bị sốt về đêm cao (trên 39 - 40 độ C) là dấu hiệu nguy hiểm. Vì trong tình trạng sốt này trẻ có thể có nguy cơ dễ bị co giật. Ngoài ra, đối với những trẻ đã bị co giật trước đó, dù thân nhiệt không quá cao dưới 39 độ cũng có thể tái phát. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng và thường xuyên theo dõi con để tránh những rủi ro không đáng có.
Trẻ bị sốt về đêm cao, dai dẳng thì báo hiệu nguy cơ bệnh nguy hiểm. Vì vậy, khi cha mẹ phát hiện con bị sốt thì phải lập tức tìm cách hạ sốt cho trẻ trước, sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là gì để có cách xử lý hiệu quả nhất. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng để hạ sốt cho trẻ:
Nếu trẻ bị sốt về đêm và chiều trên 38,5 độ C thì ba mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, việc sử dụng loại thuốc hạ sốt cần có sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, không nên để trẻ tự ý sử dụng thuốc hạ sốt.
Khi trẻ bị sốt về đêm, cha mẹ cần mở cửa phòng để phòng được thông thoáng hơn. Ba mẹ nên tránh trùm chăn, đóng kín cửa vì có thể sẽ khiến bệnh của trẻ nặng hơn.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo và chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt để giúp cho trẻ giảm sốt. Đồng thời nên lấy khăn lau mát cho trẻ bằng nước ấm, vắt ráo nước lau hai bên nách và bẹn cho trẻ, cứ khoảng 2-3 phút lại lau để trẻ hạ nhiệt trong trường hợp trẻ sốt cao uống thuốc chưa hạ sốt. Nếu đã thực hiện cách trên mà trẻ vẫn không đỡ thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Khi bị sốt sẽ khiến trẻ bị mất nước nên cần cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn và thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ.
Đối với trẻ còn dùng sữa mẹ, hoặc dưới 6 tháng tiếp tục cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh mổ.
Nếu mẹ sau sinh mổ gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, có thể tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng chứa SYNBIOTIC, là sự kết hợp giữa Probiotic và Prebiotics. Các công thức SYNBIOTIC đã được chứng minh lâm sàng và mang lại hiệu quả tích cực trong khoảng 3 tháng sau khi sử dụng đối với trẻ sinh mổ. Mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm chứa SYNBIOTIC để đảm bảo dinh dưỡng và sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
Các cách hạ sốt nhanh tại nhà chỉ nên áp dụng khi trẻ bị sốt về đêm dưới 3 ngày. Hơn 3 ngày mà trẻ không có dấu hiệu giảm, cứ sốt cao trên 38-39ºC, ngủ li bì thì lúc này ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, ho, đau nhức, mất ngủ hoặc khi cha mẹ không an tâm thì cũng cần đưa trẻ đi khám ngay.
Khi trẻ bị sốt về đêm, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Nhìn chung, trẻ bị sốt về đêm có thể do cảm lạnh thông thường hoặc báo hiệu một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ và đưa đi khám bác sĩ sớm. Nếu quan tâm đến những bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc trẻ nhỏ, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website: https://www.aptaclub.com.vn/ để theo dõi nhé!
Bệnh viện Thu Cúc. Trẻ bị sốt về đêm là biểu hiện của bệnh gì [Online]. 2023. Tham khảo tại: https://benhvienthucuc.vn/tre-bi-sot-ve-dem-la-bieu-hien-cua-benh-gi/ [Truy cập 5/2024]
New Scientist. Trẻ sinh mổ có hệ vi sinh vật khác biệt - nhưng không kéo dài [Online]. 2019. Tham khảo tại: https://www.newscientist.com/article/2216818-c-section-babies-have-a-different-microbiome-but-not-for-long/?_ [Truy cập 5/2024]
WebMD. Những điều cần biết về SYNBIOTICS [Online]. 2023. Tham khảo tại: https://www.webmd.com/digestive-disorders/synbiotics-what-to-know?sa=d&source=docs&ust=1713778204527621&usg=aovvaw1wdiaboggxgg_3ua1m-kd3 Truy cập 5/2023]
Healthline. Phải mất bao lâu thì Probiotics mới có tác dụng? [Online]. Tham khảo tại: https://www.healthline.com/health/digestive-health/how-long-does-it-take-for-probiotics-to-work [Truy cập 5/2024]
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.