Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là căn bệnh dễ tái phát nhiều lần nên khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ bị viêm đường hô hấp trên có biểu hiện gì? Làm thế nào để phòng ngừa và khắc phục bệnh? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những thắc mắc trên thì hãy cùng Aptaclub theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!
Hệ hô hấp bắt đầu từ vòm họng trước đến các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu, thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài vào, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, chức năng của hệ hô hấp dưới là thực hiện lọc và trao đổi khí.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là một trong những biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm đường hô hấp trên thường có các triệu chứng như viêm họng, cảm, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm thanh quản...Hệ hô hấp trên là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc…nên cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.
Vì trẻ càng nhỏ nguy cơ viêm đường hô hấp trên càng cao, đặc biệt là trẻ sinh mổ hệ miễn dịch còn non nớt, nhạy cảm nên dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Sinh mổ theo kế hoạch là một nguyên do dẫn đến nguy cơ nhỏ nhưng nghiêm trọng dẫn đến nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRTI) trong giai đoạn nhũ nhi. Sinh mổ theo kế hoạch hay sinh mổ khẩn cấp đều có thể có nguy cơ nhỏ dẫn đến trẻ phải nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Hơn nữa, bệnh có biểu hiện ban đầu giống như cảm cúm thông thường nên rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan khi trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và không được chữa trị sẽ gây viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp.
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường rất dễ nhận biết. Trẻ bị viêm đường hô hấp trên sẽ có những biểu hiện như sốt cao, sổ mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, hắt hơi…
Trong thời gian trẻ bị nhiễm bệnh, trẻ sẽ thường sốt cao kèm theo hơi thở có mùi hôi, đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy. Ho cũng có nhiều dạng như ho khan kéo dài, ho có đờm, ho từng cơn…
Bệnh viêm đường hô hấp trong một số trường hợp có thể tự giới hạn, tự khỏi sau 5-7 ngày phát bệnh nên vấn đề trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên ăn gì rất quan trọng, góp phần rút ngắn thời gian hồi phục. Lúc này, cha mẹ của trẻ nên cho trẻ uống nhiều, sữa, ăn thức ăn mềm như: cháo, súp, cơm mềm, canh,...
Tuy nhiên, đối với nhiều trẻ bao gồm cả trẻ sinh mổ, các triệu chứng viêm đường hô hấp trên có thể không rõ ràng, không phải lúc nào trẻ cũng có sốt. Do đó, khi trẻ bị quấy khóc, bú yếu, biếng ăn, thở không đều, da có dấu hiệu màu xanh xao, cánh mũi phập phồng,...thì hãy đưa trẻ đến khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra bởi vi khuẩn, nấm mốc, virus, bụi, dị ứng. Một số tác nhân thường gặp: virus, vi khuẩn có thể kể đến như liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, phế cầu, Haemophilus influenzae, một số loại nấm…Trong đó, nguyên nhân do virus chiếm khoảng 60 - 70%, trong khi vi khuẩn chỉ chiếm 20%. Tuy nhiên, biểu hiện ban đầu của bệnh rất khó phân biệt giữa virus và vi khuẩn do đó phụ huynh phải theo dõi sát tình trạng của trẻ. Khi có dấu hiệu nặng còn đưa trẻ đi khám ngay.
Sinh mổ cũng có thể tăng nguy cơ viêm phổi thơ ấu ở trẻ từ 20-50%. Theo Nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số và đăng ký dựa trên 750.569 trẻ em 0-14 tuổi, 20% trẻ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi và viêm thanh quản trong 14 năm đầu đời. Dựa vào một Nghiên cứu đoàn hệ tương lai về sinh nở ở 334 trẻ em, tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dưới tăng gần 50% trong 3 năm đầu.
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm đường hô hấp trên như sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng…Môi trường sống ô nhiễm cũng là một yếu tố lớn tác động đến hệ hô hấp ở trẻ, khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Ba mẹ cũng cần chú ý thêm về việc cho trẻ nằm điều hòa. Nhiệt độ thấp sẽ khiến cho mũi trẻ dễ bị khô, dẫn đến viêm nhiễm.
Ngoài ra, đối với trẻ sinh mổ bị viêm đường hô hấp trên còn do những nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ: Trẻ sinh mổ thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn.
Trẻ sinh mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi và dễ mắc các bệnh hô hấp hơn sinh thường vì vậy trẻ sinh mổ thường hay bị khò khè
Thời gian tiếp xúc với dịch âm đạo ngắn: Trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ nên chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thành các vi khuẩn đường ruột có ích.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, ba mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở ý tế uy tín. Phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng để điều trị cho trẻ là:
Điều trị bằng thuốc
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì? Thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng viêm tại chỗ,…là loại thuốc thường được sử dụng. Điều lưu ý là bạn không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà phải có chỉ định của bác sĩ.
Trong những trường hợp đã biết rõ nguyên nhân gây bệnh, phần lớn sẽ điều trị các triệu chứng bằng các loại thuốc kể trên. Trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể giúp trẻ bằng những cách như sau:
Khi trẻ bị ngạt mũi thì cần lau mũi cho trẻ bằng khăn khô mềm. Dùng nước muối sinh lý cho trẻ, nhỏ thuốc vào 2 bên mũi để làm loãng dịch tiết mũi, sau đó hút sạch dịch tiết mũi bằng dụng cụ hút mũi. Đặt trẻ nằm cao đầu hoặc bế trẻ ở tư thế ngồi song song với cơ thể mẹ.
Ba mẹ nên giữ ấm cơ thể trẻ khi trời lạnh, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh nơi ẩm thấp. Khi trẻ sốt cao nên cho trẻ ở phòng thoáng mát, mặc quần áo thoáng mát. Cho trẻ uống nhiều nước và lau trán, nách, bẹn cho trẻ bằng nước ấm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đo nhiệt độ của trẻ để theo dõi trẻ có sốt hay không.
Với triệu chứng ho, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống một chút mật ong pha loãng hoặc cho trẻ ăn quất hấp với đường và gừng (đối với trẻ trên 12 tháng tuổi). Nếu trẻ nôn trớ, mắt trũng sâu, da nhăn nheo, trẻ mệt mỏi thì cần đưa trẻ đi khám ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đối với trẻ sinh mổ, cơ địa thường yếu hơn so với trẻ bình thường, dẫn đến việc khi bị ốm, trẻ sẽ trở nên biếng ăn, chán ăn và thậm chí bỏ bú. Trong trường hợp này, mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, không nên ép trẻ ăn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trẻ không bị mất nước, đặc biệt là khi trẻ bị sốt và nôn mửa, bằng cách cho trẻ uống đủ sữa (< 6 tháng), đủ nước (>6 tháng). Nước cũng có vai trò giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng hơn. Bên cạnh nước, mẹ có thể thay thế bằng sữa, nước trái cây và các loại đồ uống khác tương tự.
Một số cách giúp phòng ngừa viêm hô hấp cho trẻ:
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp;
Tránh các yếu tố gây hại cho đường hô hấp trẻ nếu có thể như bụi bẩn, khí độc, hơi nóng,...;
Giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ đúng cách, tránh nhiễm khuẩn;
Phụ huynh nên rửa tay đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ;
Giữ ấm cơ thể của trẻ vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân;
Tránh cho trẻ nằm phòng điều hòa quá lạnh hoặc sinh hoạt ngoài trời quá lâu, đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa;
Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch;
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học: Bữa ăn của trẻ nên đa dạng và cân bằng giữa 4 nhóm chất là chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng có chứa SYNBIOTIC dành cho trẻ sinh mổ. SYNBIOTIC đã được chứng minh lâm sàng về tác dụng dinh dưỡng. Với sự hỗ trợ của SYNBIOTIC, hệ miễn dịch của trẻ có thể phát triển mạnh mẽ sau 6 tháng. Điều này giúp phòng tránh các tình trạng bất ổn về đường hô hấp trên ở trẻ sinh mổ.
Vệ sinh, giữ phòng ngủ thông thoáng;
Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động giúp trẻ phòng tránh được nhiều căn bệnh truyền nhiễm.
Qua nội dung của bài viết trên bạn có thể thấy việc nhận biết và phòng ngừa trẻ bị viêm đường hô hấp trên không quá khó khăn. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên nhưng điều trị ở nhà không khỏi, ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế nhé! Để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác, bạn hãy theo dõi tại website: https://www.aptaclub.com.vn/ của Aptaclub.
VNVC. Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa [Online] https://vnvc.vn/viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-dau-hieu-nhan-biet-cach-dieu-tri-va-phong-ngua/ [Truy cập 5/2024]
VINMEC. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên [Online]. https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-dieu-tri-va-cham-soc-tre-bi-viem-duong-ho-hap-tren/ [Truy cập 5/2024]
Trung tâm Y tế Quận 7. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc viêm đường hô hấp trên [Online]. 2023. https://trungtamytequan7.medinet.gov.vn/truyen-thong-giao-duc-va-suc-khoe/nhung-dieu-can-luu-y-khi-cham-soc-tre-mac-viem-duong-ho-hap-tren-c16102-83635.aspx [Truy cập 5/2024]
NHS. Nhiễm trùng đường hô hấp [Online]. 2021. https://www.nhs.uk/conditions/respiratory-tract-infection/ [Truy cập 5/2024]
Kim Kristensen , Lonny Henriksen. Sinh mổ và bệnh liên quan đến chức năng miễn dịch. 016 Feb;137(2):587-90
Nadja Hawwa Vissing, Bo Lund Chawes, Morten Arendt Rasmussen, Hans Bisgaard. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. 2018 Jun;141(6):e20170933
Neora Alterman, Jennifer J. Kurinczuk, Maria A. Quigley. Sinh mổ và nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới nghiêm trọng trong thời kỳ trẻ sơ sinh: Bằng chứng từ hai nhóm nghiên cứu tại Anh. 2021; 16(2): e0246832
Kim Kamphorst, Nora C. Carpay, Tim G. J. de Meij, Joost G. Daams, Ruurd M. van Elburg, Arine M. Vlieger. Kết quả lâm sàng sau khi bổ sung pre-, pro- và SYNBIOTIC sau khi sinh mổ hoặc tiếp xúc với kháng sinh trong tuần đầu tiên của cuộc đời ở trẻ sơ sinh đủ tháng: Tổng quan hệ thống các tài liệu. 2022
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.