Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trẻ quấy khóc đêm là tình trạng thường diễn ra đối với trẻ sơ sinh nên ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Để biết vì sao trẻ hay khóc đêm và tìm hiểu những giải pháp khắc phục tình trạng này, bạn hãy cùng Aptaclub theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!
Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 đến 9 tiếng vào ban ngày và 8 tiếng nữa vào ban đêm. Trẻ có thể sẽ không ngủ suốt đêm cho đến khi trẻ được ít nhất ba tháng tuổi. Vì vậy, trẻ sẽ thường xuyên thức giấc và quấy khóc vào ban đêm khi đang ngủ. Dưới đây là một số lý do khiến trẻ quấy khóc đêm.
Trẻ sơ sinh cần phải ăn sau vài giờ nên giữa đêm là lúc trẻ dễ trong tình trạng đói vì vậy trẻ quấy khóc. Khi mới sinh cho đến khi trẻ được 2 tháng tuổi thì hầu như phải thức dậy hai lần mỗi đêm để bú. Từ 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết các trẻ đều cần bú vào nửa đêm. Đến 4 tháng tuổi, trẻ ngủ trên 7 tiếng và có thể bú bình, không cần bú mẹ trực tiếp.
Nếu ăn phải những thực phẩm dễ dị ứng hoặc khó tiêu hóa, trẻ sẽ bị khó chịu dẫn đến đến quấy khóc đêm. Hoặc khi mẹ cho trẻ ti sữa quá no, trẻ bị ốm phải uống thuốc điều trị gây chướng bụng, đầy hơi, chưa thải ra ngoài cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu và khóc đêm.
Trẻ quấy khóc về đêm và không có giấc ngủ ngon khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu. Lúc này, mẹ cần thức dậy và thay tã ngay để trả lại cảm giác thoải mái cho trẻ.
Khi trẻ khóc đêm một cách liên tục mà không liên quan đến việc đói hay bất kì vấn đề nào khác, có thể là một trong những dấu hiệu của dị ứng đạm sữa bò, song song với các triệu chứng khác như trào ngược, chàm, tình trạng phân và các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, có những tác nhân khác gây dị ứng cũng có thể khiến đường hô hấp của trẻ bị kích ứng, gây ra tình trạng quấy khóc đêm. Các tác nhân kích ứng này có thể bao gồm khói thuốc, phấn rôm, mùi nước sơn, mùi hương khói, thuốc xịt côn trùng và nhiều hơn nữa. Vì vậy, rất quan trọng để đảm bảo rằng phòng ngủ của trẻ được thông thoáng, không khí được lưu thông đầy đủ, hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ và không khí trong phòng được duy trì trong lành.
Trẻ mới sinh thường bị ngạt mũi khi bú mẹ, hoặc khi trẻ bị cảm lạnh. Khi đó, trẻ phải dùng miệng để thở. Không khí khô từ bên ngoài ập vào họng khiến trẻ bị khô họng dẫn đến ho khan và gây cảm giác rất khó chịu và quấy khóc.
Trẻ một mình ngủ trong bóng tối có thể thấy khó chịu, sợ và cần có hơi của người mẹ. Trong trường hợp này trẻ hay giật mình giữa đêm, có trẻ sẽ tự ngủ lại được, có trẻ lại khóc đòi bố mẹ vỗ về, an ủi.
Trẻ quấy khóc đêm có thể do khi trẻ đang ngủ có tiếng động hoặc âm thanh đột ngột có thể đánh thức trẻ khiến trẻ giật mình và quấy khóc. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng giữ yên tĩnh cho phòng ngủ của trẻ, hạn chế tiếng ồn hoặc âm thanh lớn.
Mọc răng cũng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn bình thường và khiến trẻ quấy khóc đêm. Khi trẻ được 5 tháng tuổi, lúc này trẻ sẽ bắt đầu mọc răng nên thường xuyên quấy khóc về đêm, bứt rứt và trằn trọc trước khi chiếc răng mới mọc.
Hệ thần kinh của trẻ đang phát triển và chưa trưởng thành, khả năng ức chế còn kém nên trẻ có thể sẽ quấy khóc khi về đêm. Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng nếu giữ trẻ thức lâu hơn sẽ khiến trẻ ngủ lâu hơn. Trên thực tế, nếu bé không được nghỉ ngơi đủ vào ban ngày thì rất dễ mệt mỏi và khó ổn định cho giấc ngủ vào ban đêm.
Môt nguyên nhân khác khiến trẻ khóc đêm là do bị kích thích quá mức. Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện nên có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh và những thay đổi trong môi trường xung quanh. Chẳng hạn như ánh sáng của TV trong bóng tối hay âm thanh tăng đột ngột cũng có thể khiến cho trẻ quấy khóc.
Trong một số trường hợp, trẻ hay quấy khóc đêm cũng có thể do bị côn trùng cắn hoặc vật gì đó mắc vào người trẻ như sợi chỉ thừa của quần áo, dây thun… Vì vậy, cha mẹ cũng nên kiểm tra kỹ xung quanh cơ thể của trẻ để xem có gì bất thường không. Ngoài ra, trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cũng là tình trạng khá phổ biến. Nếu trẻ quấy khóc liên tục kèm theo sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Trong thực tế, các trẻ được sinh mổ có thể quấy khóc nhiều hơn so với những trẻ sinh thường trong những ngày đầu sau sinh. Điều này cho thấy quá trình chăm sóc trẻ sinh mổ sẽ đòi hỏi nỗ lực và công sức nhiều hơn so với trẻ sinh thường, bởi:
Đối với trẻ nhỏ hơn 12-16 tuần tuổi, khóc đêm được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ khi đang làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy, với những người lần đầu làm cha mẹ cũng không cần quá lo lắng khi trẻ quấy khóc về đêm.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ quấy khóc đêm diễn ra thường xuyên và kéo dài liên tục, thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Đây rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó. Nếu trẻ đột ngột tỉnh giấc và la hét, giật mình liên tục, quấy khóc dai dẳng trong 3-4 tuần, quấy khóc kèm theo đau bụng... thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Trẻ quấy khóc về đêm bất thường, thường xuyên giật mình, quấy khóc không chịu ngủ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ và cả mẹ. Một số tác hại trẻ quấy khóc ban đêm có thể kể đến như:
Để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc đêm, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Qua nội dung trên Aptaclub đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp khắc phục trẻ quấy khóc đêm. Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ là chuyện khá phổ biến nhưng ba mẹ cũng nên chú ý quan sát kỹ để kịp nhận biết trẻ có những dấu hiệu gì bất thường không. Nếu bạn quan tâm đến chủ để chăm sóc sức khỏe ở trẻ nhỏ, hãy theo dõi những bài viết hữu ích khác của Aptaclub tại website: https://www.aptaclub.com.vn/ nhé!
HelloBacsi. 8 nguyên nhân trẻ khóc đêm và những giải pháp dành cho bố mẹ [Online]. Tham khảo tại: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-nhi-khoa-khac/nguyen-nhan-tre-khoc-dem/ [Truy cập 5/2024]
VINMEC. Trẻ hay khóc đêm vì sao? [Online]. Tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-hay-khoc-dem-vi-sao/[Truy cập 5/2024]
Healthyline. Tại sao trẻ quấy khóc về đêm [Online]. Tham khảo tại: https://www.healthline.com/health/baby/fussy-baby-at-night [Truy cập 5/2024]
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.