Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi kèm theo khó chịu, ăn ít đi là tình trạng khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Để biết trẻ sơ sinh bị đầy bụng là vì lý do gì? Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng như thế nào? Ở bài viết này bạn hãy cùng Aptaclub theo dõi nhé!
Thông thường, trẻ sơ sinh bị đầy bụng có các biểu hiện sau:
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng có thể do những nguyên nhân phổ biến sau:
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng. Tuy nhiên, theo sự phát triển về thể chất thì nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ sẽ tăng dần, thậm chí vượt ngưỡng đáp ứng của hệ tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng.
Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Cụ thể, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng thì trẻ cũng sẽ có các triệu chứng sức khỏe tương tự. Vì vậy, mẹ nên tránh ăn nhiều các loại thực phẩm như bơ, đào, lê, cam, súp lơ, yến mạch,…để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Nếu trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ mà đột ngột đổi sang sữa công thức thì cũng có thể gây đầy bụng do đường ruột của trẻ chưa kịp thích nghi. Ngoài ra, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm với những thực phẩm không phù hợp cũng là nguyên nhân gây đầy hơi cho trẻ.
Do đó, mẹ cần ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ để tránh cho con bị đầy hơi, chướng bụng. Trong trường hợp trẻ sinh mổ hệ miễn dịch yếu mà sữa mẹ gặp vấn đề hoặc không đủ cho trẻ ăn thì ba mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra phương án phù hợp. Ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng có chứa SYNBIOTIC. SYNBIOTIC là một sự kết hợp độc đáo giữa Prebiotics và Probiotic, được cân đối tỷ lệ một cách hợp lý. Công thức này đã được chứng minh lâm sàng và đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng chướng bụng và một số triệu chứng tiêu hóa ở trẻ. Ngoài ra, còn giúp tăng cường phát triển hệ miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ tốt hơn.
Dị ứng đạm sữa là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các thành phần đạm có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Tình trạng này gây chướng bụng kèm theo các biểu hiện khác như nổi mẩn, táo bón, trào ngược, tiêu chảy, đôi khi có thể gây ra tình trạng khò khè ở trẻ nhỏ.
Đầy hơi, chướng bụng có thể do trẻ sẽ không dung nạp được đường Lactose trong sữa. Nguyên nhân của hội chứng này là do cơ thể trẻ không có đủ men lactase để hấp thụ đường lactoza có trong sữa.
Đây là nhóm dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Cụ thể hơn, trào ngược axit xảy ra do khí bị đẩy ngược hướng so với bình thường dẫn đến đầy bụng. Táo bón ở trẻ em là hiện tượng ứ đọng phân khiến vi khuẩn sinh hơi trong đại tràng khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.
Trẻ sinh mổ do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm nên dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như: nôn trớ, ợ hơi, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy,..
Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này dẫn đến suy giảm khả năng tiêu hóa ở trẻ cùng với các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng, ba mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao? Khi trẻ bị đầy hơi, mẹ hãy cho trẻ ăn đúng tư thế để giúp hạn chế lượng không khí mà trẻ nuốt vào. Điều này sẽ giúp cho trẻ ít bị đầy hơi và chướng bụng. Mẹ cần chú ý để đầu trẻ cao hơn bụng trong lúc ăn để sữa chảy xuống đáy dạ dày và không khí đọng lại phía trên giúp trẻ dễ dàng ợ hơi để tống khí thừa ra ngoài. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng bình để sữa phủ kín núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều không khí trong khi bú.
Massage là một cách hiệu quả để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Mẹ cần dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài. Mẹ có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên xoa bóp bụng trẻ quá mạnh ngay sau khi trẻ vừa mới bú xong.
Để chườm nóng, các mẹ hãy lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng. Bạn có thể nhúng khăn vào nước nóng và vắt ráo rồi kiểm tra độ nóng bằng cách áp khăn vào tay của bạn. Sau đó, bạn hãy gấp khăn lại rồi đặt lên bụng trẻ. Lấy chiếc khăn thứ hai cũng làm như vậy rồi quấn quanh bụng trẻ để cố định chiếc khăn đầu tiên. Bạn cần chú ý không nên làm khăn quá nóng và quấn trẻ quá chặt.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên làm gì? Sau mỗi lần bú, mẹ đừng quên cho trẻ ợ hơi. Mẹ có thể thử các tư thế và phương pháp khác nhau như là để trẻ tựa đầu vào vai rồi vỗ nhẹ lưng trẻ. Hoặc một cách khác, bạn có thể cho trẻ tựa đầu vào vai rồi xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn và dọc theo sống lưng từ dưới lên cổ.
Tăng cường sức khỏe đường ruột của trẻ bằng cách bổ sung men hay bổ sung lợi khuẩn. SYNBIOTIC là hỗn hợp của Probiotic (lợi khuẩn cho đường ruột) và Prebiotics (chất xơ giúp những lợi khuẩn này phát triển). SYNBIOTIC có thể cải thiện sức khỏe của trẻ đẻ mổ bằng cách thúc đẩy hệ vi sinh có lợi như Bifidobacterium, giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.
Trên đây là những chia sẻ về cách khắc phục trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Nếu trẻ của bạn hay gặp tình trạng trên, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ nhé! Aptaclub chúc bạn thực hiện thành công.
VINMEC. Xử trí đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi [Online]. Tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/xu-tri-day-hoi-chuong-bung-o-tre-nhu-nhi/ [Truy cập 6/2024]
Friso. Nhận biết các dấu hiệu chướng bụng ở trẻ nhỏ [Online]. Tham khảo tại: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/nhan-biet-cac-dau-hieu-chuong-bung-o-tre-nho? [Truy cập 6/2024]
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.