Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục tình trạng bệnh càng sớm càng tốt. Để biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nguyên nhân và giải pháp khắc phục, bạn hãy cùng Aptaclub tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Làm sao biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Khác với người lớn, nhu cầu đi của trẻ bình thường sẽ khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Do đó, khi ba mẹ thấy trẻ đi tiêu vài lần như vậy thì khoan kết luận rằng trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp số lần đi tiêu của trẻ nhiều hơn bình thường kèm theo dấu hiệu phân lỏng, phân có bọt, thay đổi màu sắc, có chất nhầy hoặc máu… thì đó là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nhẹ thì trẻ bị mất nước gây khô miệng, khô mắt và đi tiểu ít hơn bình thường. Khi trẻ khóc sẽ có ít nước mắt hoặc không có nước mắt.
Khi trẻ mất nước vừa thì sẽ xuất hiện tình trạng da khô, mắt trũng và mệt mỏi. Nếu mất nước nặng, trẻ sẽ khó đi tiểu hoặc không đi tiểu trong 6 giờ liền. Mạch của trẻ lúc này đập nhanh, tụt huyết áp và hôn mê.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy thường xuyên còn có nguy cơ suy dinh dưỡng, sụt cân. Nguyên nhân là do khi bị ốm, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả dẫn đến trẻ biếng ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng và chậm lớn.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, có thể kể đến như:
Không loại trừ nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy, đi cầu bất thường. Các tác nhân gây bệnh có thể gặp như Shigella, Salmonella, E.Coli, Campylobacter. Ba mẹ cần lưu ý nếu trẻ đi ngoài phân có bọt do nhiễm trùng đường ruột, có thể xảy ra các biến chứng nặng như sốt cao, nôn trớ kéo dài, chuột rút…
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, đặc biệt là trẻ sinh mổ. Đối với những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ mà phải dùng sữa công thức, hệ tiêu hóa của trẻ có thể phản ứng với các tác nhân gây kích ứng từ sữa. Hoặc trong trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi, bắt đầu ăn dặm, khi hệ tiêu hóa của trẻ phải tiếp xúc với sự đa dạng thức ăn bên ngoài sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
Vì vậy, cần ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ vì không có loại sữa nào tốt hơn sữa mẹ. Đặc biệt sữa mẹ có chứa thành phần SYNBIOTIC đã được chứng minh lâm sàng giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sinh mổ chỉ sau 3 ngày và hiệu quả vẫn tiếp tục duy trì nhiều tháng sau đó. Trong trường hợp mẹ không có đủ sữa cho con thì có thể tham khảo sản phẩm dinh dưỡng có chứa thành phần SYNBIOTIC bổ sung giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ sinh mổ.
Lactose là thành phần có nhiều trong các loại sữa, đây loại đường chính có trong sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ không sản xuất đủ men lactase phân giải đường sữa lactose thì sẽ có quá nhiều đường sữa tích tụ trong ruột và gây ra các vấn đề về đường ruột bao gồm tiêu chảy.
Trong trường hợp nghi ngờ trẻ không dung nạp lactose, mẹ nên tư vấn bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để chọn lựa sữa phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, tình trạng rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.
Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành nên rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi. Nên việc thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, ví dụ như đang nuôi bằng sữa mẹ chuyển sang sữa công thức sẽ dễ khiến cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
Trẻ sinh mổ phát triển hệ vi sinh vật đường ruột chậm hơn trẻ sinh thường. Sự trì hoãn thành lập hệ vi sinh đường ruột trong giai đoạn đầu đời ở trẻ sinh mổ có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn tự nhiên có trong ruột của trẻ. Điều này có thể tạo ra một số vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời của trẻ bao gồm táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, và một số vấn đề khác.
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, ba mẹ có thể tham khảo những cách xử lý dưới đây:
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh diễn tiến rất nhanh, nếu không được phát hiện và đưa đi khám sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có triệu chứng nặng thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.
Qua nội dung bài viết trên Aptaclub đã cùng bạn tìm hiểu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì và làm sao để chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy. Hi vọng với thông tin hữu ích này đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con trẻ. Đừng quên ghé thăm website Aptaclub qua đường link: https://www.aptaclub.com.vn/ để khám phá thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!
Bệnh viện Thu Cúc. Giúp mẹ nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị tiêu chảy [Online]. 2024. Tham khảo tại: https://benhvienthucuc.vn/dau-hieu-tre-so-sinh-bi-tieu-chay/ [Truy cập 6/2024]
VINMEC. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần [Online]. Tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-nhieu-lan/ [Truy cập 6/2024]
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.