Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ ngủ quá nhiều sẽ khiến cho ba mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không? Bài viết dưới đây Aptaclub sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tổng thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 16-20 tiếng/ngày và thời gian này sẽ rút ngắn dần khi trẻ lớn lên. Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh cũng như ở người lớn, gồm 2 loại:
Khoảng một nửa giấc ngủ của trẻ (8 tiếng) là vào ban ngày, thời gian còn lại là vào ban đêm. Không có một công thức cụ thể nào để đánh giá chính xác nhu cầu ngủ của trẻ. Thông thường, trẻ có thể ngủ liền 4 tiếng, nhưng cũng có khi trẻ ngủ liền 10 tiếng, hoặc có trẻ chỉ ngủ 2 tiếng. Để xác định trẻ sơ sinh ngủ nhiều hay không, cần dựa vào sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc theo dõi giấc ngủ và cân nặng của trẻ lúc này là rất cần thiết.
Có rất nhiều lý do làm cho trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Ví dụ như:
Ngủ nhiều do nhu cầu sinh lý là vấn đề bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng! Vì khi trải qua một số mốc tăng trưởng quan trọng như: trẻ ngóc đầu, lật, bò,… sẽ tiêu hao nhiều năng lượng nên trẻ có nhu cầu ngủ nhiều hơn.
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy ăn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Nếu trẻ bị ốm và mệt mỏi, trẻ thường ngủ nhiều hơn bình thường vì giấc ngủ sẽ làm giảm cảm giác đau nhức cho trẻ. Một số bệnh khiến trẻ ngủ nhiều quên ăn đó là: Tiêu chảy, sốt, viêm màng não… Do đó, nếu ba mẹ thấy trẻ ngủ li bì kèm theo một số triệu chứng nôn, tiêu chảy, sốt trên 38 độ… thì cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Riêng với trẻ sinh mổ vốn có hệ miễn dịch và hệ hô hấp yếu hơn nên rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ gặp bệnh này thường hay ngủ khò khè, không ngon giấc. Nên sau khi điều trị khỏi bệnh trẻ sẽ ngủ ngon hơn, và có thể ngủ bù lại trước đó.
Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều nếu giấc ngủ không ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Vì một giấc ngủ ngon có thể mang lại những lợi ích sau:
Trẻ ngủ ngon hay không, phụ thuộc vào việc trẻ có ăn đủ hay không. Đối với trẻ có giấc ngủ dài nhưng vẫn phát triển tốt, lên cân hợp lý thì có thể tiếp tục cho trẻ ăn theo nhu cầu, tuy nhiên cũng không nên để trẻ ngủ quá lâu mà không cho ăn.
Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng không được ăn đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, nên đánh thức trẻ cách 2-3 giờ một lần để cho trẻ ăn.
Đối với trẻ sinh mổ thì việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ là việc hết sức quan trọng. Trẻ sơ sinh sau sinh mổ cần nguồn dinh dưỡng chuyên biệt để bù đắp "thiệt thòi" về lợi khuẩn đường ruột, tăng cường đề kháng. Sữa mẹ luôn được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất và là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh , đặc biệt là trẻ sinh mổ.
Đặc biệt, trong sữa mẹ có chứa SYNBIOTIC – là sự kết hợp độc đáo giữa probiotic và prebiotics – đã được chứng minh lâm sàng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sinh mổ, hỗ trợ xây dựng nền tảng sức khỏe vững vàng cho con sau sinh mổ.
Khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều, mẹ nên đánh thức trẻ nhẹ nhàng, chẳng hạn như chạm nhẹ vào người trẻ, cởi tã cho trẻ, miễn là để cho trẻ cảm thấy dễ chịu khi được đánh thức. Bạn cũng có thể vuốt má trẻ để kích thích bản năng của trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa tỉnh, bạn có thể lắc ngón chân trẻ, vuốt ve dưới lòng bàn chân trẻ.
Trong tháng đầu tiên, khoảng 2-3 giờ mẹ nên đánh thức trẻ một lần. Nếu trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú vào buổi tối thì mẹ cũng nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ ăn.
Sau khoảng thời gian này, tùy theo thể trạng và lượng sữa trẻ tiêu thụ mà mẹ có thể điều chỉnh và cân nhắc có nên đánh thức trẻ dậy vào ban đêm hay không.
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh nên khi cho trẻ ngủ mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Tóm lại, giấc ngủ dài ở trẻ sơ sinh mang lại lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều ăn ít và nên đánh thức khi trẻ ngủ quá nhiều để cho trẻ dậy bú.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều, Đồng thời giúp bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?”. Hi vọng với nội dung của bài viết này đã giúp ba mẹ hiểu và bớt lo lắng hơn khi trẻ ngủ nhiều. Để theo dõi những kiến thức bổ ích về chủ đề chăm sóc trẻ nhỏ, bạn hãy thường xuyên truy cập website: https://www.aptaclub.com.vn/ để tìm hiểu nhé!
VINMEC. Trẻ sơ sinh sinh ngủ giấc dài có nên đánh thức cho bú [Online]. 2024. Tham khảo tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-so-sinh-ngu-giac-dai-qua-co-nen-danh-thuc-cho-bu/ [Truy cập 6/2024]
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.