Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

BỆNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH TRỊ

Đối với trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn rất yếu và chưa hoàn thiện nên thường dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh vàng da. Để biết vàng da ở trẻ sơ sinh có sao không? Bệnh có dấu hiệu gì? Nguyên nhân và cách để trị bệnh vàng da sơ sinh như thế nào? Bạn hãy cùng Aptaclub tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

Vàng da trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp, chiếm 60% ở trẻ sinh đủ tháng và 80% ở trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện ở mặt đầu tiên, sau đó sẽ di chuyển xuống các bộ phận khác trên cơ thể như ngực, bụng, cánh tay và chân.  

Trẻ sơ sinh bị vàng da vẫn khỏe mạnh nhưng đôi khi có xuất hiện một số bệnh lý kèm theo. Thông thường, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra trong vòng 2-3 ngày sau khi sinh và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.   

Đối với trẻ sinh mổ, tình trạng vàng da cũng giống như trẻ sinh thường có thể là vàng da sinh lý, triệu chứng nhẹ tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tiến triển nặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nguy cơ biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thâm nhập vào não. 

vang-da-o-tre-so-sinh Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da của trẻ sơ sinh bị vàng

Dấu hiệu nhận biết các loại vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thông thường sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm vì trẻ có thể hôn mê, co giật. Vì vậy, ba mẹ cần biết cách nhận biết dấu hiệu của các loại vàng da ở trẻ để kịp thời có phương pháp điều trị phù hợp.

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, không nguy hiểm và thường tự khỏi từ sau 1 - 2 tuần. Trẻ chỉ bị vàng da vùng mặt, cổ, ngực, bụng trên rốn và không có các triệu chứng nguy hiểm.

Trẻ bị vàng da sinh lý có chỉ số bilirubin không vượt quá ngưỡng cần can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không được vượt quá 5 mg%/24 giờ.

Vàng da bệnh lý

Vàng da ở trẻ sơ sinh trường hợp bệnh lý là tình trạng nguy hiểm, cần được bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp do tăng bilirubin (vàng da nhân). Trẻ thường bị vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Một số bé sơ sinh mắc bệnh vàng da trải qua các tình trạng như buồn ngủ và từ chối ti mẹ, điều này có thể làm cho tình trạng vàng da của bé trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đối với trẻ sinh mổ, vàng da có thể kết hợp với các dấu hiệu không bình thường khác như trẻ từ chối bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều và phân màu bạc,...

vang-da-o-tre-so-sinh Vàng da bệnh lý thường kèm theo một số triệu chứng khác như nôn, sốt cao…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể do một trong những nguyên nhân sau: 

Tăng sản xuất bilirubin

Bilirubin dư thừa là nguyên nhân chính gây vàng da. Nguyên nhân làm tăng sản xuất bilirubin trong máu của trẻ bao gồm: Bất đồng nhóm máu mẹ con, các bệnh ở hồng cầu làm hồng cầu dễ vỡ, nhiễm trùng... 

Giảm chuyển hóa bilirubin

Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ mắc một trong các bệnh: Hội chứng Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, các bệnh chuyển hóa di truyền, thiếu hụt nội tiết tố, mẹ bị tiểu đường thai kỳ… 

Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột

Trẻ sinh ra bị phình đại tràng bẩm sinh, hẹp môn vị, tắc ruột non, tắc ruột phân su, dùng thuốc gây liệt ruột… có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột dẫn đến vàng da. Ngoài ra, một số trẻ bú không đủ sữa mẹ trong vài ngày đầu tiên sẽ làm cho trẻ bị vàng da. Tình trạng này làm cho cơ thể của trẻ mất nước, thiếu năng lượng rồi gây vàng da. 

vang-da-o-tre-so-sinh Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây mất nước, khiến trẻ dễ bị vàng da

Phương pháp điều trị bệnh vàng da 

Theo Hiệp hội Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dùng sữa mẹ mắc bệnh vàng da thường kéo dài trong khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn, trong khi đó, bệnh vàng da ở trẻ dùng sữa công thức thường sẽ biến mất sau 2 tuần. Nếu trẻ uống sữa công thức vẫn có vàng da sau 2 tuần hoặc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ vẫn có vàng da sau 4 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.   

Trong trường hợp vàng da nặng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác, bao gồm chiếu đèn và thay máu. Trong đó, chiếu đèn là phương pháp điều trị hiệu quả và khá an toàn, đồng thời lại phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da mau khỏi bệnh 

Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ:

  • Đảm bảo nguồn sữa của bạn chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần. 

  • Đối với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên tăng tần suất cho trẻ ti mẹ để cung cấp cho bé nhiều sữa hơn và đi tiêu nhiều hơn, từ đó làm tăng lượng bilirubin đào thải qua phân của bé. Mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ từ 8 đến 12 cữ trong vài ngày đầu.  

  • Trong những ngày đầu, mẹ nên khi trẻ đói và nếu trẻ đang ngủ, mẹ vẫn nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú đúng giờ. 

  • Giữ ấm cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhất là vùng rốn.

  • Tránh để trẻ trong phòng tối liên tục. 

  • Theo dõi màu da và đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng.

  • Nếu trẻ gặp khó khăn khi ti mẹ, sụt cân hoặc bị mất nước, mẹ có thể vắt sữa để bổ sung cho bé hoặc sử dụng sữa công công thức trong vài ngày. Trong trường hợp mẹ sinh mổ gặp vấn đề về sức khỏe không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoặc mẹ không có sữa, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống sữa công ​​thức. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương án phù hợp. 

vang-da-o-tre-so-sinh Ba mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ để kịp có biện pháp thích ứng

Ngoài những cách trên, ​mẹ có thể sử dụng SYNBIOTIC như một liệu pháp bổ trợ, giúp giảm tỷ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng. SYNBIOTIC là sự kết hợp giữa ​chất xơ ​prebiotic​s​ và ​lợi khuẩn ​probiotic. Prebiotics là chất xơ thức ăn cho lợi khuẩn, giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, trong khi probiotic là các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Prebiotics và probiotic trong sữa SYNBIOTIC giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình thải độc chất bilirubin. Điều này có thể giảm tỷ lệ mắc vàng da và giúp da của trẻ sáng mịn hơn. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng là tình trạng gây nguy hiểm nếu là vàng da bệnh lý. Thông qua nội dung bài viết trên, Aptaclub mong rằng bạn đã biết cách nhận biết dấu hiệu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và có giải pháp phòng ngừa bệnh vàng da cho trẻ. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn hãy truy cập website: https://www.aptaclub.com.vn/ để khám phá nhé!

Tâm Anh Hospital. Vàng da sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị & phòng ngừa [Online]. https://tamanhhospital.vn/vang-da-so-sinh/ [Truy cập 5/2024]

Tâm Anh Hospital. Vàng da sơ sinh bao lâu thì hết [Online]. https://tamanhhospital.vn/vang-da-o-tre-so-sinh-bao-lau-thi-het/ [Truy cập 5/2024] 

VINMEC. Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý [Online].  https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phan-biet-vang-da-so-sinh-sinh-ly-va-vang-da-benh-ly/ [Truy cập 5/2024]

VINMEC. Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý [Online]. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/vang-da-o-tre-so-sinh-dau-hieu-canh-bao-benh-ly/ [Truy cập 5/2024] 

Shokoufeh Ahmadipour, Parastoo Baharvand, Parisa Rahmani, Amin Hasanvand, Azam Mohsenzadeh. Tác dụng của SYNBIOTIC trong điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2019 Sep; 22(5): 453–459. 

American Pregnancy Association. Vàng da trẻ sơ sinh [Online]. Newborn Jaundice | American Pregnancy Association [Truy cập 5/2024] 

Hiệp hội Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ. Vàng da ở trẻ sơ sinh[Online]. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/jaundice.aspx?_gl=1*mun1wk*_ga*MTg4MDk1MzI2My4xNjk0ODI4MjM2*_ga_FD9D3XZVQQ*MTY5NTE3MzE3NS40LjEuMTY5NTE3NTE0NS4wLjAuMA [Truy cập 5/2024]

MAYO CLINIC. Trẻ sơ sinh bị vàng da [Online]. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/diagnosis-treatment/drc-20373870 [Truy cập 5/2024] 

Asosiasi Pendidikan Kebidanan Indonesia (AIPKIND). Phụ nữ, nữ hộ sinh và nghề hộ sinh [Online]. 2024. Tham khảo tại: https://wmmjournal.org/index.php/wmm. Truy cập [5/2024]

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x