Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

8 cách giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo của bé 

Sáng tạo và thực hành

Chúng ta cần tư duy sáng tạo trong cả cuộc đời. Nền tảng của tư duy sáng tạo này được định hình vào những năm đầu đời. Mẹ hãy sử dụng các hoạt động sau đây để giúp bé yêu thể hiện những ý tưởng độc đáo mới lóe lên trong tâm trí bé. Đây là những hoạt động hướng đến mục đích phát triển óc tưởng tượng và năng khiếu.


8 phương cách thúc đẩy tư duy sáng tạo của bé chập chững

Trò chơi diễn tả biểu tượng

Khi bé yêu bắt đầu sử dụng một vật dụng để diễn tả một sự vật khác, bé đang tập vận dụng trí tưởng tượng để chơi trò diễn tả các biểu tượng. Ví dụ, bé dùng cái muỗng để diễn tả cây đũa thần. Trò chơi diễn tả biểu tượng khuyến khích bé yêu sử dụng trí tưởng tượng, phát huy tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Các nghiên cứu cho thấy có một số vật dụng đơn giản ở nhà, chẳng hạn như những khối gỗ trong trò xếp hình, hoàn toàn có thể giúp trẻ diễn tả biểu tượng.

Sau đây là một cách rất hay để mẹ cùng chơi trò diễn tả biểu tượng với bé. Mẹ hãy tìm một thùng carton lớn (có thể xin ở các cửa hàng bán đồ điện tử gia dụng). Mẹ chỉ cần đặt nó ở giữa phòng, rồi mẹ để cho bé yêu tự quyết định xem bé muốn cái thùng đó biến thành cái gì. Nếu bé muốn có một con thuyền, mẹ có thể dùng kéo để tạo cửa sổ cho “con thuyền”, nhưng mẹ nhớ là cứ để bé tùy ý quyết định xem bé muốn biến hộp đó thành vật dụng gì nhé.

Cantarparabebe

Ca hát

Nếu bé được liên tục được tró chuyện, tập đọc, tập ca hát thì còn gì bằng. Đó là cách rất tốt để giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ trong những năm đầu đời. Những bài hát mà mẹ hát đi hát lại cho bé nghe thực ra vừa vui lại vừa có tính giáo dục. Để kích thích tư duy sáng tạo, mẹ có thể hát cho bé nghe những bài hát có phần lời chứa một danh sách nối dài mà bé có thể thêm ý vào sau mỗi câu hát, ví dụ bài The Twelve Days of Christmas (Mười hai ngày Giáng Sinh). Mẹ hãy cùng vui với bé, khuyến khích bé thêm những danh từ như “ferrets” (chồn hương), aardvarks (lợn đất), cá heo (và bất kỳ con vật nào bé yêu có thể nghĩ ra) vào bài hát “Old Mcdonald Had A Farm,” một bài hát thiếu nhi kinh điển. Đây là một ví dụ cho mẹ.

Nhảy múa

Mẹ cùng bé đến với âm nhạc và cùng lắc lư với bé là một cách rất hay để khơi gợi tư duy sáng tạo và óc tưởng tượng của bé. Mẹ có thể cùng bé nhảy theo các bài hát phát trên đài phát thanh, hoặc mẹ chọn một bản nhạc có ca từ kể về một câu chuyện hoặc vẽ lên trong tâm trí người nghe một hình ảnh. Bản “Peter và Chó Sói, Lễ Hội Saint-Saëns của các Loài Thú” là bản giao hưởng có hình ảnh mô tả trong đó, một bản nhạc kịch sẽ kích thích bé yêu bắt chước điệu bộ rình mồi của chó sói, đi hiên ngang oai vệ như sư tử, giả làm con thiên nga bơi bơi tung tăng, và bước đi ủn ỉn như một chú voi. Thế nào rồi mẹ cũng sẽ nhảy múa với bé cho mà xem.

Mum baby dancing

"Mẹ cùng bé đến với âm nhạc và cùng lắc lư với bé là một cách rất hay để khơi gợi tư duy sáng tạo và óc tưởng tượng của bé."

Hóa trang

Hóa trang và nhập vai sẽ giúp bé yêu thể hiện được tư duy sáng tạo, thế nên mẹ cần có một thùng dụng cụ trang điểm - hóa trang thật lớn với rất nhiều đạo cụ cho bé tha hồ lựa chọn. Đồ hóa trang không cần phải đắt tiền. Mẹ có thể đến các cửa hàng từ thiện để xin đồ cũ về dùng, ở đó có những cái nón ngộ nghĩnh và đủ thứ đạo cụ. Nếu bé yêu chỉ muốn làm nàng công chúa chiến binh không gian suốt ngày hôm đó, mẹ hãy hóa trang giúp bé nhé.

Đóng kịch

Khi mẹ sáng chế ra các câu chuyện và những vở kịch câm hư cấu, sau đó cùng bé diễn thứ, tư duy sáng tạo của bé sẽ phát triển, nhất là khi mẹ đưa vào vở kịch những tình tiết éo le hoặc những thử thách “căng não.” Tình tiết éo le có thể là: xe hơi đồ chơi bỗng nhiên không chạy được, gấu bông mất tích… Bé sẽ học được kỹ năng giải quyết vấn đề, một kỹ năng rất quý giá, bằng cách phải động não suy nghĩ sáng tạo. Mẹ thử để ý mà xem -  các nhóm kịch ở địa phương cũng tổ chức các buổi diễn tương tác với trẻ em. Chính các vở kịch như thế sẽ đưa trẻ em vào thế giới đầy sáng tạo của kịch nghệ.

Đọc sách cùng nhau

Bé yêu nép vào lòng mẹ và đọc những câu chuyện, nhất là những câu chuyện có nhiều từ hay câu lặp đi lặp lại. Đây là một hoạt động rất hay mà mẹ và bé có thể chơi cùng nhau. Nếu mẹ cho bé tập tương tác với từ ngữ có kèm hình ảnh thì quá bổ ích luôn đấy. Mẹ hãy tập cho bé phát huy trí tưởng tượng bằng cách đặt câu hỏi, cho bé đoán thử xem tình tiết gì sẽ diễn ra tiếp theo, hay như “nếu chỗ này khác đi thì câu chuyện sẽ kết thúc ra sao.” Hãy cho bé thử nghĩ ra một cái kết khác, hoặc thêm vào một nhân vật mới cho câu chuyện.

Hội họa, thủ công

Hội họa, thủ công là một cánh cửa tuyệt vời mở ra một chân trời sáng tạo mới mỗi ngày ở trẻ chập chững. Mẹ có thể cho bé vẽ màu bằng ngón tay, vẽ bằng bút sáp, nắn hình bằng đất sét, dán các vật dụng trang trí bằng hồ dán, xé giấy làm thiệp, v.v. Các trò chơi liên quan đến hội họa, thủ công sáng tạo sẽ cho bé có cơ hội tiếp xúc với các chất liệu mới, làm quen với đặc tính và độ cứng, mềm của chất liệu, qua đó giúp bé phát huy khả năng vận động khéo léo. Các phòng tranh và những buổi triển lãm, ngay cả những chỗ quy mô nhỏ ở địa phương, cũng là nơi khơi nguồn sáng tạo để nuôi dưỡng một Picasso nhí, chính là bé yêu của mẹ đấy. Mẹ hãy để bé chập chững được tự do lựa chọn bức tranh mà bé thích ở phòng tranh. Hãy đến thật gần, và bảo bé kể một câu chuyện dựa trên bức tranh, dùng câu hỏi để khơi gợi bé kể. Sau đó mẹ chuyển sang một bức tranh khác và bảo bé tiếp tục kể. Làm thế mẹ sẽ có thể khơi nguồn trong ở bé một khả năng thưởng lãm nghệ thuật tinh túy ngay từ bé.

toddler playing the piano

Tự chơi

Chơi với bé chập chững rất là thích nè, nhưng điều quan trọng là đôi khi bé cũng cần không gian riêng tư để chơi một mình. Mẹ nên cho bé không gian này để bé tự dẫn dắt trò chơi theo ý bé, để bé tự khám phá một thứ gì đó, và tự sử dụng tư duy sáng tạo và óc tưởng tượng. Bé dưới hai tuổi thường thích chơi một mình, dù bé ngồi chung phòng với một bé khác cùng lứa. Đây là điều rất bình thường. Mẹ sẽ bất chợt thấy bé chơi, hát, nói chuyện và thậm chí là nhảy múa một mình rất vui vẻ. Bé tạo ra một thế giới của riêng bé. Khi đã sẵn sàng, bé sẽ chia sẻ thế giới ấy với mẹ.

Chế độ ăn cân bằng với sữa Aptamil Growing Up

Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn đang lớn nhanh của các bé chập chững. Aptamil Pronutra+ Growing Up cho các bé 1-2 tuổi là sự phối hợp hài hòa, độc đáo của nhiều thành phần, nguyên liệu đầy dưỡng chất, đặc biệt có chất sắt – giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức não bộ khỏe mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng. Sản phẩm có nhiều định dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm sữa bột Aptamil dạng lon, sữa Growing Up loại pha sẵn uống liền, sữa 1 lít đóng hộp carton có khóa seal kéo lại sau khi dùng xong, sữa hộp 200ml tiện lợi cho các mẹ khi cần đi xa.

Sản phẩm sữa Aptamil Profutura Growing Up là sản phẩm Growing Up có công thức tiên tiến nhất của Aptamil. Sản phẩm là kết tinh của 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu sữa mẹ, hội tụ công thức dinh dưỡng được tinh chỉnh phù hợp cho lứa tuổi chập chững (từ một đến hai tuổi), chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp bé phát triển, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng mà cân bằng. Aptamil Profuture Growing Up có chứa i-ốt, một chất cần thiết giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức não bộ ổn định.  

Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x