Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Mẹ cần làm gì để bé yêu chịu thử món mới

Bé chập chững nhà mình thể hiện ý chí độc lập ngày càng rõ nét. Ý thức cá nhân của bé cũng đang phát triển khá nhanh. Bé bộc lộ ý chí độc lập bằng nhiều cách, ví dụ như sở thích ẩm thực. Mới đầu phụ huynh sẽ thấy bé nhà mình sao mà “khó chìu” quá, nhưng khi phụ huynh hiểu ra vấn đề, họ sẽ biết tại sao bé lại có thái độ như vậy đối với đồ ăn thức uống. Chúng tôi sẽ mách nước mẹ một số cách hay, giúp mẹ khích lệ bé khám phá, trải nghiệm và sớm yêu thích những món ăn mới, hướng vị mới.

Toddler girl baked potato

Hiểu rõ “gu” ẩm thực của bé

Mẹ cần hiểu rằng sở thích ẩm thực của trẻ em có tính bản năng. Trẻ em bẩm sinh đã thích vị ngọt và vị mặn; chúng không chịu ăn các món có vị đắng. Đây là bản năng có từ thời kỳ săn bắn - hái lượm của tổ tiên loài người. Họ cũng xuống biển mò cua bắt ốc, lên rừng lấy mật ong mà ăn, đồng thời tránh xa những trái dâu độc có vị đắng. Cho nên đương nhiên ngay từ đầu bé yêu sẽ thích chuối hơn là bông cải xanh. Một số bé ở tuổi này còn trải qua gia đoạn sợ thức ăn mới (neophobia) nữa. Khi trẻ trải qua giai đoạn này, trẻ không muốn thử những món ăn mới mà chỉ muốn ăn món cũ thôi. Đây là tin tức tốt lành cho mẹ: mẹ có thể giúp trẻ khám phá và thưởng thức các món mới thông qua quá trình trải nghiệm bằng giác quan có tính chất lặp lại  - nhìn, nghe, chạm, ngửi, và nếm thức ăn.

Cho bé chập chững tiếp xúc thường xuyên với đồ ăn bổ dưỡng mỗi ngày

Có một cách rất hay giúp bé chập chững khám phá món ăn mới, đó là biến món ăn mới thành một trải nghiệm quen thuộc mỗi ngày trong cuộc sống. Khi mẹ đi mua sắm, hãy thả bé vào trong xe đẩy, vừa đi mẹ vừa chỉ cho bé thấy các nguyên liệu mà mẹ định mua. Mẹ hãy nói về các nguyên liệu, thậm chí cho bé chọn nguyên liệu. Hãy đưa các món ăn vào trong các trò chơi, ví dụ: cho bé chơi đồ hàng, chơi trò nấu ăn với các món rau củ quả đồ chơi, hát các bài hát thiếu nhi về thực phẩm, đọc những câu chuyện về thực phẩm. Trên bàn ăn mẹ hãy để sẵn một dĩa trái cây. Nếu vườn nhà mình rộng rãi, còn gì bằng nếu mẹ trồng cây, trồng rau rồi cho bé đi hái trái cây. Bé sẽ được hái một trái cà chua bi chín mọng ngay trên cây rồi cho vào miệng nhai ngon lành, ngay tại chỗ!

Toddler preparing vegetables

"Trên bàn ăn mẹ hãy để sẵn một dĩa trái cây. Nếu vườn nhà mình rộng rãi, còn gì bằng nếu mẹ trồng cây, trồng rau, cho bé đi hái trái cây chung. Bé sẽ được hái một trái cà chua bi ngay trên cây rồi cho vào miệng nhai ngon lành, ngay tại chỗ!"

 

Bữa ăn gia đình

Bữa ăn gia đình là không gian lý tưởng để cả nhà làm gương cho bé thấy về chuyện ta nên sẵn sàng thử nghiệm những món ăn mới và tận hưởng mọi thứ có trên bàn ăn. Bữa ăn gia đình sẽ giúp bé nhận ra thái độ tích cực của cả nhà với các món ăn. Khi bé thấy mọi người ai cũng vui vẻ ăn hết các món bày ra trên bàn, nhiều khả năng bé sẽ bắt chước và sẽ thử món mới. Các bé chập chững được ăn chung với gia đình và chịu ăn nhiều loại thực phẩm thường có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng hơn so với các bạn đồng trang lứa. Đương nhiên không phải lúc nào cũng có sắp xếp được bữa ăn chung cả nhà, nhưng cả nhà càng ăn chung thường xuyên thì càng tốt.

Giờ ăn tới rồi, bé đã sẵn sàng chưa

Trẻ chập chững thích nghi với lịch trình và thói quen. Khi xếp giờ ăn, mẹ nhớ để ý giờ bé thường đi ngủ buổi tối hoặc ngủ trưa. Đừng để khi mẹ nấu món ăn mới, bữa ăn đã dọn rồi mà bé yêu cứ lừ đừ và bướng, không chịu ăn chỉ vì bé buồn ngủ. Hãy cho bé vui chơi và vận động cả ngày, để tới giờ ăn bé háo hức hơn, ăn uống ngon miệng hơn, và sẽ dễ chịu với các món mới hơn. Đừng cho ăn vặt quá gần các bữa ăn chính. Trước bữa ăn chính cho bé uống nước thì được, nhưng đừng cho uống sữa.

Blonde toddler girl yoghurt

Đại tiệc của mọi giác quan

Các bé tuổi này thường sẽ chịu thử ăn món mới nếu được mẹ cho phép vừa ăn vừa nghịch. Các bé thích tự đút ăn, vừa ăn vừa chây, bốc đồ ăn. Mẹ hãy dễ chịu một chút, và thay đổi tư duy về chuyện vừa ăn vừa nghịch này. Bừa bãi thật đấy, nhưng đây là một phần quan trọng trong tiến trình học hỏi sẽ giúp bé phát triển tính cách độc lập cần thiết, cũng là một cách khuyến khích bé chập chững thử món mới. Mẹ hãy cắt bánh sandwich thành từng miếng nhỏ có hình thù lạ lẫm. Có thể dùng khuôn cắt bánh quy để cắt sandwich, hoặc biến dĩa rau chán ngắt thành “khu rừng kỳ thú” - với những cây đại thụ là bông cải trắng và bông cải xanh. Biến dĩa sốt hummus thành khay màu cho họa sĩ nhí của mẹ tha hồ vẽ vời tuyệt tác - mẹ nhớ bày tỏ thái độ vui vẻ và đừng tiếc lời khen khi bé yêu của mẹ chịu thử món ăn mới, hoặc chịu ăn mấy món mà hồi trước mỗi lần mẹ dọn lên là bé chun mũi lắc đầu nguầy nguậy. Mẹ chịu khen thì lần sau con trẻ sẽ chịu ăn nữa cho mà xem. Lúc nấu món mới, mẹ cứ dọn lên cho bé trải nghiệm, lần này không được thì lần sau, 15 lần cũng được, rồi sẽ tới lúc bé chịu ăn cho mà xem. Mẹ nhớ nhẫn nại nhé. Thế nào bé cũng ăn mà!

Hãy để bé quyết định khi nào cần dừng

Bé chập chững sẽ biết rõ khi nào mình đã no và không muốn ăn thêm. Mẹ hãy để ý các dấu hiệu “con đã no” của bé. Khi bé no rồi thì cứ vui vẻ, nhẹ nhàng cất chén bát đi. Mẹ đừng bao giờ thúc ép, đánh đòn, phạt bé, hay “hối lộ” bé để dỗ bé ăn cho được. Cũng đừng “hứa hẹn” với bé là ăn xong con sẽ được cái này, cái kia. Đừng bao giờ đút ép thức ăn vào miệng bé cho được. Trải nghiệm tiêu cực trong bữa ăn sẽ làm trẻ bị ám ảnh, lần sau trẻ sẽ tránh xa món ăn mới đó. Làm sao để bữa ăn là thì giờ hạnh phúc, làm sao để bé chập chững thưởng thức từng món ăn khác nhau một cách thoải mái.

Khi mẹ cho bé tiếp xúc với một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng, khích lệ bé trải nghiệm bữa ăn một cách tích cực, mẹ đang trang bị rất tốt cho bé yêu một hành trang cực tốt - ấy là bé sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh cho đến suốt đời.

Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển nhanh của trẻ chập chững. Khi bé yêu bắt đầu khám phá các loại thực phẩm mới, mẹ hãy cho bé dùng sữa Aptamil Growing Up vì sữa có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đã được tính toán liều lượng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé, giúp bé có được chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng.

 

Sữa Aptamil Growing Up có chứa các chất như sau:

- Chất sắt - hỗ trợ phát triển khả năng nhận thức não bộ.

- Vitamin D và canxi - giúp xương bé phát triển bình thường.

- I-ốt - giúp bé phát triển ổn định.

Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x