Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Sự phát triển của bé từ 12-24 tháng

Giai đoạn bé bắt đầu phát triển sự độc lập

 

Để có sức vui chơi bé cần nạp dưỡng chất đầy đủ

Trong giai đoạn từ 12 tới 24 tháng tuổi, bé yêu phát triển theo chiều hướng rất thú vị, rất hay và rất bất ngờ. Mức độ độc lập về mặt thể chất, xã hội, cảm xúc, và ngôn ngữ của bé ngày càng lộ rõ. Bé có khả năng biểu lộ tính khí rất mới mẻ của mình. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng sẽ giúp ích rất nhiều cho tiến trình tăng trưởng quan trọng này và cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp bé yêu học hỏi và phát triển. Xin mời các mẹ cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của các dưỡng chất trong giai đoạn này, và nguyên nhân tại sao việc vui chơi lại là bước đệm rất quý giá, giúp bé phát triển các khả năng học tập trong tương lai.

Sự phát triển của bé: 12-24 tháng tuổi

Giai đoạn tính từ ngày thôi nôi và ngày sinh nhật hai tuổi của bé thường rất thú vị và bất ngờ, khi bé yêu bộc lộ những dấu hiệu phát triển rất ly kỳ về mặt thể chất cũng như trí thông minh.

Kỹ năng vận động cải thiện, tay chân, cơ bắp của bé mạnh hơn trước, bé bỗng dưng hiếu động, bé đi lại khắp nhà rất tự tin. Bé cũng học được kỹ năng phối hợp cơ thể, một kỹ năng rất cần thiết để có thể chạy nhảy vui đùa. Xương bé phát triển nhanh, tiến trình làm mới tế bào xương liên tục giúp xương bé cứng cáp hơn và to ra.

Về phương diện tiếp xúc xã hội, khi bé vào lứa chập chững, bé bắt đầu có kỹ năng nhận thức rõ hơn và cũng thích tự ra quyết định hơn. Những sự thay đổi này diễn ra đồng thời với sự chuyển biến xảy ra tại trung khu ngôn ngữ của não bộ, giúp bé bày tỏ ý muốn và nhu cầu của mình rõ ràng hơn.

Khi bắt đầu học cách ghép chữ, bé sẽ nói được các câu đơn giản – ví dụ như nếu bé muốn mẹ chơi chung, bé sẽ nói: “chơi với con.” Khi kỹ năng giao tiếp của bé yêu phát triển lên trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, mẹ sẽ thấy bé thích dùng từ “con” nhiều hơn, bên cạnh một số từ ưa dùng khác.

Để bé nhận được tất cả những bước phát triển như thế này, bé cần được nạp nhiều loại dưỡng chất và năng lượng. Tuy nhiên, ở lứa 12-24 tháng, bao tử bé vẫn còn nhỏ so với kích thước cơ thể, vì thế điều quan trọng là mẹ phải cho bé một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất.

Nguồn dinh dưỡng tối ưu góp phần cho sự tăng trưởng của trẻ chập chững

Dù trẻ ở lứa chập chững lớn nhanh và ngày càng giống một người lớn phiên bản thu nhỏ, trẻ vẫn còn có thể phát triển nhiều nữa, vì thế nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không giống nhu cầu của mẹ. Thật ngạc nhiên là trẻ từ 1 đến 2 tuổi lại cần nạp rất nhiều năng lượng, với tỷ lệ nạp/kích thước cơ thể rất cao, gấp 3 lần so với tỷ lệ ở người lớn. Thế mới nói, nuôi một miệng ăn đâu có dễ, dù bụng của bé yêu hãy còn bé lắm.

"Bé cần nạp nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của cơ thể."

Một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, cân bằng là yếu tố cần thiết giúp các bé ở độ tuổi chập chững tăng trưởng tốt nhất, vì điều này đảm bảo các bé sẽ có sự cân bằng dưỡng chất. Hai loại vitamin tối quan trọng đối với độ tuổi này là sắt và vitamin D.

Chất sắt có vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng cơ thể, là chất không thể thiếu đối với sự phát triển lành mạnh của não bộ. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt là thịt, cá nhiều mỡ, trứng, các loại rau củ, ngũ cốc như đậu và rau có lá xanh. Thịt và cá có chứa nhiều sắt động vật, một loại chất sắt dễ sử dụng và hấp thụ hơn so với chất sắt trong thực vật. Khi mẹ đưa một chút thịt, cá vào trong thực đơn hằng ngày của bé yêu, khả năng hấp thụ chất sắt có trong các nguồn thực phẩm khác sẽ gia tăng.

Ở tuổi này, các bé chập chững có khuynh hướng hay quấy, giờ giấc ăn uống cũng lộn xộn, hay chán ăn, nên nhiều bé không nạp đủ chất sắt trong bữa ăn. Thật ngạc nhiên là có đến hơn 50% trẻ chập chững ở độ tuổi từ 18 tháng tới 3 năm tuổi không nạp đủ lượng chất sắt khuyến nghị mỗi ngày, vì thế các phụ huynh cần quan tâm tới nhu cầu quan trọng này2. Tình hình sẽ càng tệ hơn nếu các bé chập chững chỉ ăn các dạng thực phẩm có hàm lượng sắt thấp, kể cả sữa bò.

Để cải thiện hàm lượng chất sắt có trong bữa ăn của bé, mẹ hãy nấu kèm ít nhất một món ăn giàu chất sắt mỗi ngày. Cho bé ăn dặm kèm với rau hoặc một miếng trái cây có nhiều vitamin C sẽ giúp cho cơ thể bé hấp thụ chất sắt tốt hơn. Các sản phẩm sữa Follow On và Growing Up có chứa hàm lượng sắt tăng cường, các mẹ có thể cho trẻ dùng thêm nếu lo lắng về chuyện hàm lượng chất sắt quá thấp trong bữa ăn của bé. Sản phẩm sữa Growing Up của Aptimil rất giàu chất sắt, hỗ trợ cho khả năng phát triển lành mạnh của các bé đang tuổi lớn nhanh.

Vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu khác cho độ tuổi này vì nó đóng góp cho sự phát triển bộ xương bằng cách giúp cho cơ thể hấp thụ can-xi và phốt-pho. Nguồn vitamin D tự nhiên chính yếu là ánh nắng mùa hè tiếp xúc lên làn da của bé. Nhưng ánh nắng lại không phải là nguồn vitamin D ổn định ở Anh. Đó là lý do Bộ Y Tế Anh đã khuyến nghị rằng tất cả các bé từ 1 tới 3 tuổi nên nạp ít nhất 7mcg vitamin D mỗi ngày, dù các bé có được tiếp xúc nhiều với ánh nắng hay không. Cá có nhiều mỡ, trứng, và ngũ cốc tăng cường đều có thể đáp ứng được nhu cầu này, nhưng muốn các bé ăn đủ món để cơ thể được nạp đủ lượng vitamin D quả là chuyện không hề đơn giản.

Toddler In Hat Smiling

Người ta cho rằng có khoảng một phần tư trẻ em ở Anh Quốc bị suy vitamin D4. Để giúp trẻ chập chững đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất, Bộ Y Tế Anh khuyến nghị phụ huynh nên cho tất cả trẻ chập chững nạp thêm vitamin mỗi ngày, bao gồm vitamin A, C, và D5. 

Sữa Growing Up là lựa chọn lý tưởng để giúp cho trẻ chập chững nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho độ tuổi. Một số sản phẩm trong dòng Growing Up có bổ sung vitamin D, giúp bổ sung nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của bé.

Vui chơi: yếu tố kích thích tăng trưởng lý tưởng ở trẻ chập chững

Khi bé yêu chơi đùa, đó là lúc bé học hỏi và tiếp thu các kỹ năng sống thiết yếu, những kỹ năng bé sẽ cần cho cả một đời học tập, chia sẻ, lắng nghe, tương tác xã hội và giải quyết vấn đề1

Các bé chập chững mới đầu thường thích chơi một mình, đây là điều hoàn toàn bình thường. Dù ngồi chơi chung với các bé khác cùng trang lứa, bé yêu của mẹ vẫn không chịu tương tác với bạn bè.

Hiện tượng này được gọi là chơi song song (parallel play). Sẽ tới lúc trẻ chập chững bắt đầu tương tác với nhau, đó là khi các bé được 2 tuổi.

Nhận thức của bé ngày càng hoàn thiện. Bé biết và hiểu chuyện gì đang xảy ra xung quanh, khả năng ra quyết định cũng cải thiện rất nhanh, đồng nghĩa với việc bé yêu khi vào tuổi chập chững sẽ muốn kiểm soát chủ động nhiều thứ. Hãy để cho bé tự ra quyết định, các mẹ nhé, đó là cách rất tốt, vì làm như thế bé sẽ có cảm giác được tôn trọng và lắng nghe.

"Mẹ có thể đưa ra hai đồ vật hoặc hai món ăn cho bé chọn một, làm như thế bé sẽ có cảm giác mình được kiểm soát tình hình."

Hãy để cho bé chọn quần áo nào mà bé muốn mặc, trò chơi nào bé muốn chơi. Mẹ cũng có thể giúp cho bé tập sử dụng kỹ năng phối hợp các bộ phận cơ thể. Hãy tập cho bé đi theo nhiều hướng khác nhau – đi hàng ngang, đi lùi, tiến về phía trước, chạy, nhảy.

Bé càng học hỏi và càng hiểu nhiều bao nhiêu, khi mẹ nói chuyện, mẹ càng thích thú lắng nghe nhiều bấy nhiêu. Ở độ tuổi này, các bé chập chững thường thích hát ê a theo các giai điệu và bài hát mẫu giáo, cho nên sẽ rất tốt nếu các mẹ vẫn còn nhớ những bài hát hồi còn thôi nôi.

Hãy để ý các biểu lộ trên gương mặt và ngôn ngữ màu sắc mà các mẹ sử dụng quanh nhà. Các bé chập chững học hỏi bằng cách bắt chước, đôi khi bé có thể khiến mẹ bất ngờ về khả năng ghi nhớ và lặp lại, dù bé chỉ mới có 1 tuổi thôi.

BƯỚC TIẾP THEO

 

Hãy tìm các thực đơn có nhiều món ăn giàu dưỡng chất để giúp cho sự tăng trưởng của các bé chập chững:

  • Các loại cá có mỡ - cá hồi, cá mòi, cá thu
  • Các loại thịt có nhiều chất sắt – thịt bò, heo, cừu, thịt nai, thịt gà.
  • Khoai tây ngọt
  • Bông cải xanh, cải xoăn kale, các loại rau có lá, rau xanh
  • Dâu tây, việt quất
  • Các loại ngũ cốc và sữa bổ sung vi chất

1. Play England. Tại sao việc chơi quan trọng? [Online]. Tham khảo tại: http://www.playengland.org.uk/welcome-to-play-englands-new-website/? [Truy cập 5/2014]

2. Diễn đàn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tờ thông tin về sắt cho HCP’s [Online]. 2008. Tham khảo tại: https://www.infantandtoddlerforum.org/media/upload/pdf-downloads/4.4_-_Iron_Deficiency_Anaemia_in_Toddlers.pdf [Truy cập 7/2014]

3. Diễn đàn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm thế nào cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn cho bé mới biết đit [Online]. 2014. Tham khảo tại: https://www.infantandtoddlerforum.org/media/upload/pdf-downloads/iron-the-facts_1.pdf [Truy cập 7/2014]

4. SACN (2007) Cập nhật tuyên bố về vị trí vitamin D của Ủy ban tư vấn khoa học về dinh dưỡng, London TSO

5. Giám đốc y tế. Vitamin D - lời khuyên về các chất bổ sung cho nhóm có nguy cơ [Online]. 2012. Tham khảo tại: www.dh.gov.uk/prod_consum_dh/groups/dh_digitalassets/@dh/@en/documents/digitalasset/dh_132508.pdf [Truy cập 7/2014]

6. NHS UK. Vitamin cho trẻ [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/vitamins-for-children.aspx [Truy cập 7/2014] 

Duyệt lần cuối: 26/08/2014

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x