Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Bé chậm nói: giúp bé yêu khám phá giọng nói của mình

Nói đi nào, bé yêu ơi!

 

Bé ít nói ư, mẹ hãy khích lệ bé!

Nụ cười đầu tiên, cái vẫy tay đầu tiên, từ đầu tiên thốt ra từ miệng bé. Trong tất cả các cột mốc tăng trưởng của bé chập chững, có lẽ cột mốc được mọi người mong chờ nhất là khoảnh khắc bé yêu lần đầu tiên biết nói “ba” hay “má.” Cha mẹ nhớ hoài nhớ mãi cái khoảnh khắc đầu tiên đáng yêu đó.

Nhưng chờ hoài chưa thấy bé nói. Ở tuổi này lẽ ra bé phải nói được rồi chứ nhỉ? Tại sao chuyện đó không xảy ra? Tại sao bé yêu của mẹ nói ít hơn hẳn các bé chập chững đồng trang lứa? 

Mom and daughter talking about travel in the city

Mỗi trẻ em là một cá thể độc đáo

Lên một tuổi, bé yêu bắt đầu nói được vài từ đầu tiên, nhưng nếu ngày thôi nôi đã tới rồi mà bé vẫn chưa nói được tiếng nào, mẹ không cần phải lo lắng đâu.

Mẹ cần nhớ rằng mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Một số bé chưa tới thôi nôi đã nói lách chách rồi. Một số bé mãi tới hai ba tháng sau đó mới biết nói.

Phụ huynh chúng ta thường sai lầm ở chỗ: chúng ta đo lường tiến bộ của bé yêu nhà mình bằng cách so sánh bé với “con nhà người ta”, hoặc so sánh bé với anh chị của bé. Tuy nhiên, về chuyện bé tập nói, phần nhiều các trường hợp bé chậm nói đều là bình thường, không có gì bất ổn. Hiếm có bé nào “lột lưỡi” đến độ nói như vẹt từ sớm.

Dù vậy, NHS cũng đưa ra một số cột mốc tương đối. Ví dụ, trong khoảng từ 18 tháng tuổi đến khi lên hai, đa số các bé đều đã có thể ghép hai từ lại với nhau.

Nhưng một lần nữa, chúng tôi phải nhấn mạnh: phạm vi tiêu chuẩn “bình thường” trong lĩnh vực này rất rộng. Tới năm 2 tuổi, một số bé bắt đầu nói được câu ngắn, nhưng vài bé đồng trang lứa vẫn còn đang tích lũy từ vựng, và chỉ bập bẹ được vài từ đơn lẻ chứ chưa ráp thành câu được.

Vì nhiều lý do, một số bé thậm chí còn không đạt tới các cột mốc tương đối do NHS đề ra. Các bé này chậm nói hơn một chút so với các bạn đồng trang lứa, chỉ có tình trạng chậm nói gián đoạn bất thường mới là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng cần xử lý. Nói chung là phụ huynh cứ bình tĩnh, đừng phát hoảng. Nếu phụ huynh lo ngại, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc y tế để được tư vấn. Nếu nhận thấy bé yêu có vấn đề bất ổn, nên đi khám bác sĩ vì họ giới thiệu cho cha mẹ các chuyên viên trị liệu ngôn ngữ và âm ngữ. Các vị này sẽ giúp bé tập nói.

Mẹ có thể làm gì để giúp bé

Cha mẹ có thể khích lệ bé yêu giao tiếp bằng nhiều cách khác nhau. Thật ra thì cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất đóng góp cho tiến trình học nói của bé.

Khi cha mẹ nói chuyện và hát cho bé chập chững nghe, rồi cha mẹ nhìn sâu vào mắt bé, lắng nghe tiếng ê a, bập bẹ của bé, cha mẹ đang giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và âm ngữ. Cha mẹ càng giao tiếp với trẻ nhiều, trẻ càng có khả năng nhanh nói được.

Adorable Girl And Her Mother Picking Strawberry In Greenhouse

Vậy phụ huynh hãy giao tiếp thường xuyên với các bé chập chững, càng nhiều càng tốt. Hãy biệt riêng thì giờ để nói chuyện với bé và nghe bé nói. Hãy tắt các thiết bị gây xao lãng như TV hoặc radio. Hãy đặt câu hỏi và nói cho bé nghe về những gì đang thấy trên trang sách hình ảnh. Khi đưa bé đi đâu đó bên ngoài, khi chở bé đi chơi, cha mẹ hãy chỉ cho bé xem những điều mới lạ với bé.

Chúng tôi đã tổng hợp nhiều lời khuyên hữu ích giúp cho các bé học nói và phát triển âm ngữ. Tài nguyên có ở đây.

 Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x