Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Mẹ cần chuẩn bị gì trước và sau khi sinh mổ?

Mẹ đã quyết định chọn phương pháp sinh mổ để đón thiên thần nhỏ chào đời nhưng chưa biết rõ phải chuẩn bị như thế nào. Cùng Aptaclub Việt Nam tìm hiểu những bước chuẩn bị quan trọng cho ngày trọng đại của cả mẹ và bé, mẹ ơi!

Trong trường hợp mổ lấy thai chủ động (không phải trường hợp mổ cấp cứu), bác sĩ sẽ thảo luận về các vấn đề về sức khỏe nhằm ngăn ngừa hoặc giảm các biến chứng trong quá trình sinh mổ, bao gồm quá trình gây mê hoặc gây tê, sau đó là xét nghiệm máu để xem chỉ số hemoglobin và nhóm máu của mẹ để có thể chuẩn bị máu dự trữ trong quá trình sinh.

Khi lựa chọn sinh mổ, quá trình phục hồi sẽ chậm  hơn so với sinh thường và sau khi sinh mẹ sẽ được đưa vào phòng hồi sức. Vì vậy mẹ nên có kế hoạch để tìm ai đó để chăm sóc em bé trong quá trình hồi phục. Tự chăm sóc em bé một mình có thể làm cho mẹ không được nghỉ ngơi, mệt mỏi. Vào ngày sinh mổ theo kế hoạch, mẹ cũng nên tắm rửa và vệ sinh sạch sẻ vùng kín để tránh nhiễm trùng khi phẫu thuật. 

Cách chăm sóc mẹ sau khi sinh mổ

Sau khi hoàn tất phẫu thuật, thông thường mẹ và em bé sẽ cần ở lại bệnh viện ít nhất 2 đến 3 ngày nữa để theo dõi các triệu chứng sau khi sinh mổ.

Những ngày sau khi sinh, mẹ sẽ bị đau vết mổ,  vì vậy mẹ cần phải uống thuốc giảm đau. Sau đó mẹ sẽ được nữ hộ sinh chăm sóc và tập các động tác, cử động nhẹ, vì những động tác này có thể giúp vết mổ mau lành hơn, giảm táo bón và tình trạng huyết khối.

Ngoài ra, theo dõi nhiễm trùng sau sinh mổ và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi sinh cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Sau khi mổ, mẹ có thể cho con bú khi sẵn sàng và ngay trước khi xuất viện. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc chăm sóc sau khi sinh, bao gồm chế độ ăn uống, chủng ngừa vắc-xin để ngăn ngừa một số bệnh của mẹ và bé.

3 dấu hiệu mẹ và người chăm sóc cần lưu ý sau khi sinh mổ:

  1. Mẹ & người chăm sóc nên theo dõi xem mẹ có bị sốt hay không vì sốt có thể là do nhiễm trùng vết mổ.
  2. Vết mổ có bị sưng, đỏ hay không? Bởi vì thông thường các vết mổ sẽ lành từ từ theo thời gian.
  3. Mẹ nên, đứng lên, ngồi xuống theo chiều thuận thói quen hằng ngày, thay đổi tư thế hay khi nằm xuống một cách nhẹ nhàng, để giảm đau và không làm hở vết mổ.

Những thay đổi về cơ thể của mẹ sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh

Do sự thay đổi nội tiết tố (hormone) nhanh chóng sau khi sinh, mẹ có thể bị trầm cảm sau khi sinh mà không rõ nguyên nhân.

Điều tốt nhất mẹ nên làm là cố gắng hiểu các triệu chứng và thư giãn tâm trí của mình. Không nên căng thẳng hay bực bội khi nuôi dạy bé và chia sẻ với những người thân để có thể vượt qua giai đoạn này. Sự giúp đỡ của gia đình chính là cách để người mẹ nhanh chóng phục hồi.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, mẹ nên gặp bác sĩ để đánh giá và có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Rụng tóc

Rụng tóc cũng là triệu chứng thường xảy ra sau khi sinh bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thời gian rụng tóc thường xảy ra  nhiều sau khi sinh trong 3-4 tháng đầu tiên, nhưng triệu chứng này sẽ được cải thiện khi các nội tiết tố trong cơ thể người mẹ cân bằng trở lại. Tóc sẽ rụng ít hơn, dày hơn và sáng bóng hơn trong vòng 6-12 tháng.

Rạn da 

Sau khi sinh, bụng của người mẹ vẫn có thể trông hơi giống như đang mang thai vì da và tử cung đã giãn nở trong quãng thời gian dài của quá trình mang thai. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng, tử cung của người mẹ sẽ co lại về kích thước ban đầu trong khoảng 6-8 tuần và việc cho con bú cũng sẽ giúp tử cung co lại nhanh hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập thể dục sau khi sinh sẽ giúp da vùng bụng của mẹ co lại nhanh hơn.

Vấn đề về da

Sự thay đổi về làn da của mẹ trong quá trình mang thai như nám, tàn nhang, mụn trứng cá, da xỉn màu sẽ dần dần biến mất sau sinh do nồng độ các nội tiết tố trở về bình thường.

Không giống như những đứa trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ không nhận được các vi sinh vật có lợi (hay còn gọi là lợi khuẩn, hoặc probiotics) qua đường âm đạo của mẹ. Do đó, sinh mổ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ khi sinh. 

SYNBIOTIC KẾT HỢP GIỮA PROBIOTIC & PREBIOTICS

CẢI THIỆN HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ SINH MỔ, GIÚP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

HỆ MIỄN DỊCH SAU 3 NGÀY

synbiotic icon.png
Kết hợp độc đáo giữa lợi khuẩn Probiotic & chất xơ Prebiotics - thức ăn của lợi khuẩn.
Dinh dưỡng chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ, giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch sau 3 ngày.

Tìm hiểu thêm về sinh mổ

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x