Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Sinh mổ

Trong trường hợp bắt buộc phải chọn phương pháp sinh mổ vì lí do sức khỏe thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Cùng tham khảo thêm những kiến thức bổ ích, hiểu rõ hơn về phương pháp sinh mổ để an tâm chuẩn bị cho ngày trọng đại thật an toàn, trọn vẹn cho cả mẹ và bé, mẹ nhé!

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Mẹ có những bệnh lý, biến chứng hay những vấn đề trong quá trình mang thai như nhau thai bám thấp, ngôi thai ở vị trí khó sinh thường… thì thường sử dụng phương pháp mổ lấy thai bởi vì nó an toàn cho cả mẹ và con. Mẹ không còn lo lắng khi có thể lựa chọn giải pháp sinh mổ.

Bước 1

Chuẩn bị

Đối với ca mổ lấy thai, bác sĩ sản khoa thường hẹn ngày trước để các mẹ chuẩn bị. Trước khi sinh mổ, mẹ cần chuẩn bị những bước như sau:

  1. Không uống nước, không ăn trong vòng 6 - 8 giờ trước khi mổ để ngăn chặn thức ăn đưa vào phổi khi phẫu thuật. Đặc biệt là khi cần gây mê và dùng máy thở.
  2. Làm sạch và khử trùng vùng da bụng, cạo lông gần chỗ phẫu thuật và đặt ống thông tiểu.

Bước 2

Gây tê và phẫu thuật

  1. Gây tê là thủ thuật an toàn và hiệu quả để mẹ không cảm thấy đau khi sinh mổ. Mẹ sẽ được gây tê toàn thân qua đường tĩnh mạch hoặc gây tê vùng tùy theo thể trạng và sự đánh giá của bác sĩ. Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, có thể mẹ sẽ sử dụng thuốc giảm đau.
  2. Sau khi mẹ được gây tê hay gây mê, bác sĩ sẽ dùng dao mổ rạch qua các lớp trên thành bụng như lớp da, mỡ dưới da, lớp cơ, lớp phúc mạc và mở tử cung để lấy thai nhi và nhau thai ra khỏi tử cung.

Bước 3

Đường khâu

Sau khi lấy đứa trẻ ra khỏi tử cung, bác sĩ sẽ tuần tự khâu lại tử cung và từng lớp trên thành bụng đã được rạch mổ trước đó.

Gây tê vùng và gây mê toàn bộ là hai cách khác nhau để giảm bớt cơn đau cho sản phụ trong quá trình phẫu thuật.

Gây mê

Gây mê là phương pháp giúp cho sản phụ mất cảm giác, ý thức, các phản xạ trong khoảng thời gian phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc mê tác động lên hệ thần kinh trung ương. Do vậy sản phụ dường như sẽ không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật.

Thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức thông qua đường hô hấp hoặc tĩnh mạch.

Gây tê tủy sống (gây tê cục bộ)

Là một mũi tiêm gây tê cục bộ, làm cho mẹ bị tê từ phần giữa thân đến chân trong quá trình phẫu thuật nhưng phần thân trên vẫn sẽ có cảm giác và mẹ có thể nhận biết và giao tiếp trong khi bác sĩ mổ đẻ.

Bác sĩ gây mê sẽ đưa một cây kim vào tủy sống của mẹ. Khi đó mẹ sẽ cảm thấy tê từ thân mình xuống chân và không có cảm giác đau đớn trong khi phẫu thuật.

Trước khi sinh mổ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn phương pháp gây tê cho quá trình phẫu thuật, loại thuốc gây tê nào mà sức khỏe và cơ thể của mẹ phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ giải thích cho mẹ về quyết định chọn gây mê hay gây tê tủy sống.

Các loại vết thương phẫu thuật:

Trong hầu hết các trường hợp, sinh mổ có hai phương pháp: Phương pháp mổ dọc và phương pháp mổ ngang.

1. Phương pháp mổ dọc

Là phương pháp mổ đẻ mà trong đó, đường mổ được xác định từ vị trí dưới rốn đến vùng xương mu (chạy dọc theo đường trắng giữa dưới rốn). Đường mổ dài đi qua các lớp da. mỡ, cơ bụng đến tử cung.

Hiện tại phương pháp này không phổ biến lắm. Chỉ dùng khi mổ cấp cứu sản phụ, hoặc khi thai nhi bị thiếu oxy hoặc nhau tiền đạo gây chảy máu nhiều.

2. Phương pháp mổ ngang

Là phương pháp sinh mổ mà vết mổ dài từ 12 - 15cm, nằm trên vùng xương mu, thường được gọi là “đường bikini” ngay ở viền quần trong.Hiện đây là phương pháp sinh mổ phổ biến hơn sinh mổ dọc.

Khâu và đóng vết thương sau phẫu thuật

Sau khi em bé mở mắt để nhìn thế giới, đã đến lúc bác sĩ sản khoa sinh mổ khâu và đóng vết thương cho mẹ, bằng cách:

Khâu:

Bác sĩ sản khoa sẽ dùng chỉ khâu y tế để khâu các vết mổ. Lưu ý là trong vòng 6-7 ngày đầu, các mẹ không được để vết thương dính nước. Khi mở băng, vết mổ thường khô và mẹ không được gãi vết thương, nên để vảy trên vết thương tự bong ra.

Sử dụng ghim kẹp:

Là sử dụng kim ghim ở vết mổ bên ngoài để giữ cho da dính chặt vào nhau, ngăn không cho vết mổ hở ra hoặc dính nước. Bác sĩ sẽ tháo ghim kẹp vào thời điểm thích hợp.

Sử dụng băng dán y tế:

Là loại băng dán để băng ép vết thương dùng trong y tế rất hữu ích để chữa lành và giúp cố định vết mổ chắc chắn. Băng dán cũng không thấm nước. Sau khi phẫu thuật, mẹ cũng không cần phải băng bó vết thương bên ngoài bằng thạch cao.

Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về cách khâu phẫu thuật sao cho phù hợp với nhu cầu sức khỏe của sản phụ và mỗi phương pháp sẽ có một mức chi phí khác nhau.

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ SINH MỔ
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Nếu phải sinh mổ, mẹ cần chuẩn bị những kiến thức khoa học gì về dinh dưỡng cho bé sinh mổ?

Kết hợp độc đáo giữa lợi khuẩn Probiotic & chất xơ Prebiotics - thức ăn của lợi khuẩn.
Dinh dưỡng chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ, giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch sau 3 ngày.

Tìm hiểu thêm về sinh mổ

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x