Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

5 bí quyết vàng giúp mẹ kiểm soát tình trạng táo bón của con yêu

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong năm đầu đời, cứ 7 bé thì sẽ có một 1 bé bị táo bón.1 Chắc hẳn các mẹ rất âu lo khi thiên thần bé bỏng của mình mặt nhăn mày nhó, vừa đau và khó chịu mỗi khi đi ngoài. Aptaclub xin chia sẻ thông tin giúp các mẹ yên tâm hơn: tác nhân gây táo bón thường không có gì nghiêm trọng.2

Mẹ có thể đồng hành, giúp đỡ bé yêu bằng nhiều cách khi bé bị táo bón! Đầu tiên là mẹ cần nhận biết: khi nào chỉ là táo bón thông thường, khi nào mẹ cần cảnh giác theo dõi.

1. Nắm vững hiểu biết cơ bản về chất thải của bé 

Về chất thải (phân) của bé, mẹ hãy nhớ rằng có nhiều kiểu phân ở trạng thái bình thường. Lượng chất thải, màu sắc và độ đặc của phân tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng từng bé, độ tuổi, cũng như nguồn thực phẩm hằng ngày của bé (sữa mẹ, sữa công thức, hay thức ăn đặc).2-4  

Nhiều người cho rằng: trẻ em ít đi ngoài có nghĩa là chúng bị táo bón. Điều này không đúng. Nếu mất mấy ngày liền bé yêu vẫn không đi ngoài thì cũng không sao cả, miễn là khi bé đi ngoài, chất thải ra dễ dàng và có hình dạng bình thường – Không quá cứng hay qua loãng, bé đại tiện nhẹ nhàng không phải gắng sức rặn nhiều.2-5     

2. Để ý các dấu hiệu táo bón

Bé bị táo bón khi phân bé cứng, to bất thường hoặc bé cảm thấy rất khó thải phân ra ngoài và bé bị táo bón thì tần suất đi ngoài sẽ không thường xuyên.2 Một số dấu hiệu dễ nhận biết:2-4,6

  • Đau quặn bụng, lúc đau lúc không.
  • Bé không thấy đói như thường lệ
  • Phân cứng và sần.
  • Khi mẹ ấn nhẹ vào bụng bé, mẹ cảm nhận được là có phân cứng đang ứ trong ruột.
  • Bé hay cáu kỉnh, khó chịu.
  • Bé có biểu hiện “trì hoãn” như lắc lư mạnh hay ngọ nguậy nhiều để khỏi phải đau rặn.

Khi mẹ thấy mấy dấu hiệu này xuất hiện, có thể là bé đang bị táo bón đấy.

3. Theo dõi nhật ký bữa ăn và tiêu hóa của bé

Nếu mẹ cho rằng bé yêu đang bị táo bón, tất nhất nên ghi lại nhật ký bữa ăn và tiêu hóa của bé, bằng cách này mẹ sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe tổng thể của bé. Nhật ký này cũng sẽ giúp cho nhân viên y tế hoặc bác sĩ dễ dàng xác định và tầm soát các dấu hiệu bất thường.

Trong nhật ký bữa ăn và tiêu hóa, mẹ có thể ghi các thông tin sau: bé đã ăn món gì, lượng đồ ăn là bao nhiêu, ăn xong thì mất bao lâu bé mới đi vệ sinh, trong và sau khi đi vệ sinh bé có gặp khó khăn nào không. Mẹ cũng có thể ghi nhận thông tin bổ sung: trong các lần đi vệ sinh, khi nào bé đi tiểu, khi nào đại tiện, màu sắc và độ sệt của phân, trước và trong khi đi vệ sinh có khó khăn gì không. 

4. Xem lại bữa ăn hàng ngày của bé

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh vô cùng quan trọng, nhất là bữa ăn phải giàu chất xơ. Có một cách hữu hiệu, dễ dàng giúp mẹ tầm soát và xử lý được tình huống bé bị táo bón, đó là bổ sung ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nguyên cám, cơm và ngũ cốc vào bữa ăn. Mẹ nên cho bé ăn thêm trái cây, hạt sấy khô và rau củ; nhớ nhắc bé uống thật nhiều nước nhé!4

Nếu bé nhà mình chưa tới 4-6 tháng tuổi, chưa ăn được thức ăn sệt, mẹ có thể giúp bé phòng tránh táo bón bằng cách cho bé uống nhiều nước, mát-xa bụng hoặc cho bé tắm nước ấm. Nếu bé đang bú bình, mẹ nhớ kiểm tra nhãn sữa để đảm bảo mình pha đúng liều lượng nhé.4

5. Trao đổi với bác sĩ và nhân viên y tế

Các mẹ thường cảm thấy căng thẳng mỗi khi bé bị táo bón, nhất là khi bé tỏ ra đau đớn hay khó chịu. Đôi lúc nguyên nhân gây táo bón chỉ là chế độ dinh dưỡng hay bữa ăn; đôi khi do các tác nhân khác.4 Vì thế, mẹ nên trao đổi trực tiếp với các chuyên viên chăm sóc sức khỏe nếu bé thường xuyên bị táo bón, nhất là các bé dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài việc xác định nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ và các nhân viên y tế sẽ cho mẹ những lời khuyên hữu ích về phương pháp điều trị.6

Bất kể bé bị táo bón vì nguyên nhân gì đi nữa, mẹ nên giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt – để bé táo bón càng lâu, tình hình càng tồi tệ hơn, thời gian chữa trị sẽ dài ra.4

Sản phẩm công thức Aptamil Pronutra+ 4 được thiết kế phù hợp với giai đoạn phát triển của bé trên 2 tuổi. Khi bé yêu bắt đầu trải nghiệm nhiều loại thực phẩm mới, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm Aptamil Pronutra+ 4 chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, giúp bé có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, hỗ trợ bé phát triển khoẻ mạnh.

Sản phẩm Aptamil Pronutra+ 4 với công thức ưu việt:

  • Kết hợp Prebiotics GOS/FOS tỷ lệ (9:1) hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường miễn dịch.
  • Hàm lượng DHA giúp bé phát triển trí não.
  • Giàu chất Sắt cùng các Vitamin A, C và vitamin D thiết yếu hỗ trợ bé mắt sáng tinh anh cùng hệ miễn dịch tối ưu.

1.     Vandenplas và các cộng sự. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2015;61(5):531-537.

2.     Health Direct. Bệnh táo bón ở trẻ em. Truy cập bài viết: https://www.healthdirect.gov.au/constipation-in-children. Xem vào tháng 03/2019.

3.     RaisingChildren.net.au. Bệnh táo bón. Truy cập bài viết: https://raisingchildren.net.au/babies/health-daily-care/poos-wees-nappies/constipation. Xem vào tháng 03/2019.

4.     Better Health Channel. Bệnh táo bón ở trẻ em. Truy cập bài viết: https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/constipation-and-children. Xem vào tháng 03/2019.

5.     Salvatore và cộng sự., Acta Paediatrica. 2018; 107:1512-1520.

6.  Bệnh Viện Nhi Khoa Hoàng Gia Melbourne. Bệnh táo bón. Truy cập bài viết: https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/constipation/. Xem vào tháng 03:2019. 

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x