Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

616127479

Để bụng con yêu luôn vui khỏe

5 “bí quyết bụng tốt” bé thêm khoẻ, mẹ thêm vui

Bé yêu đang trong giai đoạn vàng của hành trình khôn lớn, vậy nên bé sẽ không ngừng học hỏi những kỹ năng mới và thay đổi mỗi ngày. Dinh dưỡng hằng ngày là một phần thiết yếu cho quá trình này của bé. Hầu như tất cả bố mẹ đều muốn bé yêu ăn ngủ thật ngon, đi ngoài đều đặn, tuy nhiên, vẫn có những vấn đề nhạy cảm cần được lưu tâm thường xuyên như cho bé ăn và các vấn đề về tiêu hóa.

Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh rất quan trọng trong việc bảo vệ bé khỏi các virus và vi khuẩn bên ngoài, tăng cường khả năng miễn dịch từ bên trong. Aptaclub mách nhỏ mẹ 5 bí quyết giúp bụng bé thêm khỏe mỗi ngày:

Untitled design - 1

1. Khoẻ mạnh từ bên trong

Mặc dù, những vi khuẩn trong bụng bé rất nhỏ và không nhìn thấy được nhưng chúng lại vô cùng quan trọng và sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể khiến bé bị khó chịu đấy! Một chế độ ăn giàu probiotics và prebiotics có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột của con. Tìm hiểu thêm về probiotics, đó là những vi khuẩn thân thiện được tìm thấy trong đường ruột của bé và prebiotics là thức ăn của probiotics. Quần thể probiotics sinh sống trong đường ruột gọi là hệ vi khuẩn đường ruột. Mẹ nên cho con tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên để đa dạng hóa hệ vi khuẩn đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Cả prebiotics và probiotics có trong sữa mẹ mang đến rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của con nhờ khả năng hỗ trợ phát triển các lợi khuẩn lợi và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. 

Tuy nhiên, nếu bạn không thể hoặc không muốn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ sau 6 tháng đầu đời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được sản phẩm chứa prebiotics thích hợp cho con.

2. Khuyến khích bé ăn uống lành mạnh

Thức ăn mà bé tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đường ruột, vì thế mẹ hãy chuẩn bị cho con những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng lại ngon miệng nhé. Bé từ 6 tháng trở lên cần có một chế độ ăn lành mạnh và đa dạng hơn với các thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá. Tuy nhiên, ở những giai đoạn đầu đời, mẹ nên hạn chế lượng đường và các thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, việc đa dạng các bữa ăn bằng cách giúp con làm quen với những món ăn mới là hoàn toàn bình thường. Khi bé nhìn thấy mẹ và các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức món ăn mới thật ngon, chắc hẳn bé cũng sẽ nóng lòng muốn nếm thử đấy.  

Khi bé đã bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm thô, đây là lúc mẹ nên thử bổ sung probiotics cho bé từ các thực phẩm như sữa chua, phô mai; cùng prebiotics từ tỏi, hành tây, măng tây và sữa công thức giàu dinh dưỡng. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về chế độ ăn dặm cho bé, hãy liên hệ ngay 1800 58 58 06 để nhận được những lời khuyên bổ ích từ các chuyên gia của Aptaclub.

Asian toddler stealing food from table, eating pomelo fruit with hand.
Untitled design - 1

3. Chia nhỏ bữa và ăn thường xuyên

Mẹ có biết: bụng của bé yêu nhỏ hơn khoảng 10 lần so với người lớn? Vì vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn thường xuyên hơn, việc này sẽ giúp bé duy trì năng lượng trong ngày mà không bị đầy hơi, quá no. 

Trào ngược là khi bé bị nôn, trớ sữa hoặc bé bị mệt sau khi bú, đây là vấn đề thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các mẹ thường lo rằng bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng miễn là bé phát triển tốt và đi ngoài thường xuyên thì việc nôn trớ cũng không thành vấn đề. Nếu mẹ vẫn còn những băn khoăn hoặc cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ nhân viên y tế nhé.

4. Không để cho bé bị khát

Prebiotics trong sữa mẹ sẽ đảm bảo phân bé mềm khi đi ngoài, tuy nhiên, khi bé lớn hơn, táo bón là vấn đề khá phổ biến. Mẹ cần lưu ý sức khỏe con khi phân bé khô, cứng thành dạng viên. Để tránh tình trạng trên, mẹ nên nạp đủ nước và sữa cho con. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm các chất lỏng khác (như nước lọc, nước trái cây,…) vì bé cần được cung cấp nước cùng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Đối với bé lớn hơn 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống 1 cốc nước cho cả ngày và không nên uống nước trái cây khi bé chưa đủ 1 tuổi. 

Untitled design - 1
Untitled design - 1

5. Tập thói quen vận động cho con

Mẹ có thích cảm giác sảng khoái sau khi mẹ tập thể dục không? Bé cũng thích cảm giác ấy như mẹ vậy! Hãy mát-xa bụng hoặc nhẹ nhàng tập cho con động tác đạp xe trên không để kích thích nhu động ruột. Khi bé ở giai đoạn chập chững tập đi, mẹ có thể tập thêm một số bài tập đơn giản giúp con phát triển thể chất như mẹ và bé nhảy múa, tập yoga cùng nhau. Đi tản bộ cùng con cũng là một cách tuyệt vời để giúp bé thích thú luyện tập hơn đấy!

Sản phẩm công thức Aptamil Pronutra+ 4 được thiết kế phù hợp với giai đoạn phát triển của bé trên 2 tuổi. Khi bé yêu bắt đầu trải nghiệm nhiều loại thực phẩm mới, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm Aptamil Pronutra+ 4 chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, giúp bé có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, hỗ trợ bé phát triển khoẻ mạnh.

Sản phẩm Aptamil Pronutra+ 4 với công thức ưu việt:

  • Kết hợp Prebiotics GOS/FOS tỷ lệ (9:1) hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường miễn dịch.
  • Hàm lượng DHA giúp bé phát triển trí não.
  • Giàu chất Sắt cùng các Vitamin A, C và vitamin D thiết yếu hỗ trợ bé mắt sáng tinh anh cùng hệ miễn dịch tối ưu.

Liên hệ ngay hotline 1800 58 58 06 để đội ngũ tư vấn Aptaclub hỗ trợ mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bé, mẹ nhé!

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x