Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thúc đẩy sự phát triển của bé chập chững bằng phương pháp tương tác thấu hiểu trong thuật nuôi dạy con cái

Tương tác có vai trò rất quan trọng

 

Hướng dẫn cho bé chập chững bằng tình thương yêu và sự tích cực

Thấu hiểu nhu cầu cảm xúc của con trẻ không phải là chuyện đơn giản. Chuyên gia giáo dục sức khỏe trẻ em, Tiến sĩ Aric Sigman, sẽ hướng dẫn cha mẹ phương pháp tương tác thấu hiểu trong thuật nuôi dạy con cái. Phương pháp này ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển khả năng nhận thức não bộ và sức khỏe cảm xúc về lâu dài của bé yêu.

Các bậc phụ huynh chắc chắn dễ dàng nhận ra nhu cầu thể chất của bé - đó là được cho cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, được che chở, được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế tốt. Nhưng cha mẹ không dễ gì nhận ra nhu cầu cảm xúc của bé sơ sinh hay trẻ nhỏ, vì ở tuổi này các bé vẫn đang trong giai đoạn học cách giao tiếp.

Phương pháp tương tác thấu hiểu hai chiều giữa cha mẹ và con cái là một trải nghiệm cần thiết đối với tiến trình định hình phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Bé sơ sinh và bé chập chững tương tác bằng cách bập bẹ, bằng cách biểu lộ cảm xúc trên gương mặt, bằng các cử chỉ. Trong phương pháp cha mẹ sẽ tích cực và chủ động tương tác với bé bằng chính các cử chỉ đó. Quá trình tương tác hai chiều có vai trò rất cần thiết đối với sự liên kết tín hiệu trong não bộ, nhất là trong giai đoạn đầu đời.

Phương pháp tương tác thấu hiểu trong thuật nuôi dạy con cái sẽ kích thích sự tương tác hai chiều giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ sẽ bày tỏ thái độ, cử chỉ nồng ấm và âu yếm để đáp ứng với các tín hiệu cảm xúc của bé yêu.1

Mum playing baby son

Phương pháp này giúp chúng ta hiểu bé nhiều hơn và biết cách đáp ứng với nhu cầu của bé, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.2,3

Dạy con theo phương pháp tương tác thấu hiểu nghĩa là sao?

Hiểu nhu cầu của trẻ là một quá trình phức tạp. Trong quá trình này, chúng ta thường phải quan sát kỹ hành vi của trẻ để hiểu các tín hiệu cảm xúc mà trẻ bày tỏ. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ phải quan tâm con cái chu đáo, và phải thật tâm lý. Cha mẹ phải biết rõ điều gì thường khiến con mình hào hứng, thích thú, giận dữ, hay bình tĩnh.  Phương pháp dạy con này có nhiều hình thái triển khai khác nhau, tùy vào hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, chúng ta đáp ứng với các tín hiệu phản ứng của bé để biết bé đang bị ốm, chúng ta nói chuyện với bé khi bé thể hiện một lời nhận xét, một biểu cảm trên gương mặt2. Phương pháp này cũng sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy vào người tương tác với bé. Thường thì trong những năm đầu đời, mẹ là người thường xuyên làm điều này. Trong mỗi trường hợp, khi chúng ta tương tác với bé trong một tình huống nào đó, chúng ta đang trải qua tiến trình ba bước: 2

  1. Quan sát: Quan sát ngôn ngữ cơ thể và tín hiệu cảm xúc từ trẻ, ví dụ như hành vi hay lời nói của trẻ

  2. Diễn giải: Diễn giải để hiểu rõ các tín hiệu này, ví dụ: trẻ có đang bị mệt không hay chỉ thể hiện các dấu hiệu cho thấy cảm giác không vui? 

  3. Hành động: Hành động tức thời, nhất quán và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

 

Tại sao dạy con bằng phương pháp tương tác thấu hiểu lại quan trọng đến thế?

Dạy con theo phương pháp tương tác thấu hiểu là một kỹ thuật hiệu quả có khả năng cải thiện sức khỏe và sự phát triển của bé trong phạm vi ngắn hạn cũng như về lâu dài, thậm chí tác động đến cấp độ di truyền. Bộ gien bé thừa hưởng từ cha mẹ không phải là bộ gien tĩnh hoặc cố định vĩnh viễn mà nó có thể được kích hoạt hoặc ngừng kích hoạt tùy vào các trải nghiệm của chính bé. Tiến trình này định hình cấu trúc của não bộ đang phát triển, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sau này bé có khỏe mạnh và sống có ích cho xã hội hay không.

Các trải nghiệm tích cực sẽ để lại một “dấu ấn” hóa học trong bộ gen, có chức năng kích hoạt các tiềm năng di truyền ở bé4,5.

Nếu trong những năm đầu đời mẹ đã cho bé nhiều trải nghiệm tích cực, tới tuổi đi học bé sẽ có phần hồi hải mã trên bộ não lớn hơn các bé khác. Đây là cơ quan thiết yếu có vai trò hỗ trợ bé học tập, ghi nhớ, phản ứng với stress6.

Bebe na creche

Phương pháp dạy con này giúp chúng ta hiểu bé nhiều hơn và biết cách đáp ứng với nhu cầu của bé, điều này có ích lợi rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Các nghiên cứu chứng minh: mức độ tương tác của người mẹ có tác dụng bảo vệ quá trình phát triển của bé sơ sinh bị thiếu cân, giảm thiểu các vấn đề, chẳng hạn như bệnh lý tâm trạng u uất và hội chứng sự xã hội7,8.

Mối quan hệ tương tác có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu cha mẹ không áp dụng phương pháp này, các bé, đặc biệt là bé chập chững, có thể sẽ phải chịu một số hậu quả bất lợi. Dĩ nhiên là sẽ có nhiều hoàn cảnh và tình huống mà cha mẹ không thể tương tác hoặc đáp ứng nhu cầu của trẻ (đôi khi trẻ đòi hỏi thái quá nữa), cho nên cha mẹ cũng đừng lo lắng quá nếu không thể gần gũi và tương tác với con 100% thời gian.

Tuy nhiên, nếu sợi dây tương tác hai chiều bị gián đoạn, nếu cha mẹ không thể tương tác hoặc thiếu tương tác với bé, quá trình phát triển não bộ của bé có thể bị tác động theo chiều hướng không tốt. Cha mẹ không tương tác với con cái, con cái bị mất cơ hội giao tiếp, khiến chúng bị stress, thậm chí gặp khó khăn trong chuyện học hỏi, thậm chí rối loạn hành vi, hay không khỏe.1,9

Mother with the baby son with colored pencils and laugh

Liên tục tương tác và thấu hiểu nhu cầu phát triển không ngừng thay đổi của con cái là một quá trình phức tạp và khó khăn; một số phụ huynh có thể cảm thấy khó duy trì được điều này.10 Điều này rất đúng với các trường hợp đặc biệt, ví dụ như cha mẹ có con dị tật hoặc khiếm khuyến thể chất. Các phụ huynh có gia cảnh khó khăn thường tưởng rằng mình khó có điều kiện để tạo ra các ảnh hưởng tích cực cho con cái, nhưng thực ra phụ huynh chỉ cần cố gắng một chút thôi để tương tác với con em mình là cũng đủ tạo ra kết quả tích cực về sau.

Chúng ta phải làm gì để duy trì và cải thiện mức độ tương tác với con trẻ?

Nuôi dạy con cái là chuyện rất khó khăn. Phương pháp tương tác thấu hiểu đòi hỏi rất nhiều công sức, và trong nhiều trường hợp, chúng ta cần được huấn luyện mới làm được. Các chương trình huấn luyện giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của các hành vi tương tác, trên thực tế các chương trình này đã giúp ích cho nhiều trẻ. Các bé dạn dĩ tương tác hơn, gần gũi hơn với cha mẹ, tình mẫu tử, phụ tử thắt chặt, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội đều tiến bộ.11

Một ví dụ đơn cử: phương pháp cùng đọc sách với trẻ. Có thể cha mẹ đã quen với thói quen đọc sách cho con nghe trước giờ đi ngủ, nhưng phương pháp cùng đọc sách với trẻ lại là chuyện khác, nó sẽ mang đến những ích lợi đặc biệt.

 

"Trong phương pháp cùng đọc sách với trẻ, cha mẹ sẽ cùng khám phá một quyển sách với bé. Đây là phương pháp cần thiết vì nó giúp tăng cường khả năng nói và giúp trẻ nhanh biết chữ."

 

Nhiều nghiên cứu đã điều tra các tác động của việc huấn luyện cho cha mẹ biết cách sử dụng các kỹ thuật nuôi dạy con khoa học, trong đó cha mẹ biết cách khích lệ bé nói về các hình ảnh và sách mà chúng đã đọc. Các kỹ thuật và quá trình tương tác chủ động này rõ ràng mang lại nhiều kết quả tích cực đối với khả năng ngôn ngữ của bé, nhất là giúp các bé ít bị rủi ro chậm biết chữ11,12.

Bước tiếp theo

  • Nhiều lúc việc đọc sách có thể là một tiến trình “song phương”. Khi trang sách mở ra, bé cũng cởi mở với cha mẹ và sẵn sàng trò chuyện với cha mẹ. Chúng ta có thể tận dụng sách vở làm phương tiện khơi mào cho các cuộc trò chuyện tương tác. Cha mẹ hãy tương tác với bé khi bé nhận xét, phản ứng, đặt câu hỏi. Cũng nên đào sâu một số câu hỏi cho bé trả lời.  

  • Khi chúng ta đọc sách cho bé, đừng khó tính như một giáo viên. Hãy khích lệ bé cùng đọc, bảo bé chỉ ra cho cha mẹ thấy các hình ảnh hoặc từ vựng khi đọc, hoặc bảo bé cùng đọc các từ ngữ theo cha mẹ.

  • Đừng hỏi quá nhiều. Đôi khi dừng lại một tí để hỏi thì tốt, nhưng nên để cho dòng chảy câu chuyện diễn ra tự nhiên, không gián đoạn, điều này giúp trẻ phát triển khả năng giữ sự tập trung.

  • Bé sẽ để ý cảm xúc của cha mẹ khi đọc sách. Sẽ là rất tốt nếu cha mẹ “nhập vai” vào câu chuyện và thực sự thưởng thức từng trang sách, thực sự tận hưởng từng giây phút được ở cùng bé mà không bị gián đoạn. Khi đó bé cũng sẽ thích đọc và thích câu chuyện. Đọc sách không nên chỉ là một hình thức học tập tại nhà. Lòng đam mê hứng thú với sách của cha mẹ sẽ rất có ích lợi với bé.

  • Nhiều khi trẻ chỉ muốn nghe giọng đọc của cha mẹ vì trẻ cảm thấy giọng đọc của cha mẹ quá êm dịu và yên bình, dù rằng trẻ vẫn thích câu chuyện trong sách. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần đòi hỏi trẻ phải tương tác tiếp, cứ đọc sách cho trẻ nghe là được.

Kết luận:

Mối quan hệ chúng ta thiết lập với con trẻ sẽ đặt nền cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong thuở niên thiếu là bệ phóng quan trọng giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội và sức khỏe cảm xúc ổn định trong những giai đoạn về sau. Sự tương tác này có ảnh hưởng lớn đối với tương lai của bé yêu, cho nên nếu cha mẹ thiếu tương tác với bé, những năm đầu đời của bé sẽ không phát triển tốt như đáng phải có. Khi cha mẹ nhận biết tầm quan trọng của phương pháp tương tác thấu hiểu khi nuôi dạy con, khi cha mẹ biết cách giao tiếp với con cái một cách đúng đắn, bé yêu sẽ được thừa hưởng một nền tảng sức khỏe cảm xúc, thể chất chắc chắn, khả năng học tập và phát triển của bé cũng được cải thiện đáng kể. 

 

Tác giả: Aric Sigman

Aric-headshot-3

Tiến sĩ Aric Sigman là giảng viên bộ môn giáo dục sức khỏe trẻ em, tác giả nhiều bài nghiên cứu quan trọng về sức khỏe và sự phát triển ở ttrer nhỏ. Ông là nghiên cứu sinh của Hiệp Hội Sinh Học Hoàng Gia và học giả của Hiệp Hội Tâm Lý Học Anh Quốc. Tiến sĩ Sigman đã từng hai lần được mời diễn thuyết trước Hội Đồng Công Tác của Nghị Viện Châu Âu (ở Liên Minh Châu Âu) về đề tài Chất Lượng Tuổi Thơ.

1. Christakis D et al. Ảnh hưởng của trò chơi khối đến việc tiếp thu ngôn ngữ và sự chú ý ở trẻ mới biết đi. Arch Pediatr Adolesc Med 2007; 161(10): 967–971.

2. Oswalt A; Phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ: Xử lý thông tin. MentalHelp.Net 2008. Tham khảo tại: https://www.mentalhelp.net/articles/early-childhood-cognitive-development-information-processing/ (Truy cập 4/2016).

3. Trị liệu bằng lời nói và giao tiếp. Tham khảo tại: http://www.icommunicatetherapy.com/child-speech-language/child-speech-language-development/activities-strategies-help-develop-speech-language-skills (Truy cập 4/2016).

4. Cortese R et al. Viện tâm trí trẻ em. Giúp trẻ mở rộng các kỹ năng ngôn ngữ - Mẹo khuyến khích trẻ từ 0-5 tuổi nói chuyện. Tham khảo tại: http://childmind.org/article/helping-toddlers-expand-their-language-skills/ (Truy cập 4/2016).

5. Brotherson S et al. NDSU 2009. Hiểu về sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Tham khảo tại: https://www.ag.ndsu.edu/pubs/yf/famsci/fs609.pdf (Truy cập 4/2016).

6. Miquelote A et al. Ảnh hưởng của môi trường gia đình đến hành vi vận động và nhận thức của trẻ sơ sinh. Infant Behav Dev 2012; 35: 329-334.

7. Tomopoulos S et al. Tiếp xúc với trẻ sơ sinh và phát triển trẻ mới biết đit. Arch Pediatr Adolesc Med 2010; 164(12): 1105–1111.

8. Zimmerman et al. Liên kết giữa xem phương tiện truyền thông và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em dưới 2 tuổi. J Pediatr 2007; 151: 364–8.

9. Christakis et al. Tiếp xúc với truyền hình sớm và các vấn đề chú ý tiếp theo ở trẻ em. Pediatrics 2004; 113; 708–13.

10 Zimmerman and Christakis. Việc trẻ xem truyền hình và kết quả nhận thức. Arch Pediatr Adolesc Med 2005; 159: 619–625.

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x