Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn 3 tháng tuổi

Lúc 3 tháng tuổi, trẻ sẽ xuất hiện những thay đổi diệu kỳ. Bé yêu của mẹ sẽ có những biểu hiện thể hiện sự lém lỉnh, thông minh, lanh lợi qua từng ngày. Giai đoạn này bé gần như sẽ dành nhiều sự chú ý cho mọi thứ xung quanh và có khả năng tự biểu đạt bản thân. Các yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh sẽ hỗ trợ tích cực cho ​sự phát triển thể chất cũng như trí não của trẻ. Lúc này, bé cưng đã biết bắt đầu một “cuộc trò chuyện” bằng cách nở một nụ cười toe toét với mẹ và ríu rít để gây sự chú ý. Vào những thời điểm khác, bé sẽ nhìn chăm chú vào khuôn mặt mẹ cho đến khi mẹ nở nụ cười đầu tiên, và sau đó bé sẽ đáp lại bằng những hành động hết sức nhiệt tình ​như một cách để nói: “Hãy chơi với con nhé”. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ thấy các thiên thần nhỏ bắt đầu các hoạt động cầm nắm, cũng như phát triển các giác quan. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về hành trình phát triển thế giới quan của bé ở giai đoạn 3 tháng tuổi.

Bé vận động không ngừng và bắt đầu bộc lộ tính cách

Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, tính cách của trẻ bắt đầu bộc lộ rõ nét và những kích thích về thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp trẻ học được thêm nhiều điều mới. Sự phát triển này có thể khiến bé có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý đây không phải là một dấu hiệu cho thấy thiên thần nhỏ đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm.

"Cơ bắp cứng cáp giúp bé bắt lấy mọi thứ dễ dàng hơn."

Khi bước sang tháng thứ 3, cơ vùng cổ của bé đã phát triển mạnh hơn, và ​chẳng bao lâu mẹ sẽ nhận thấy rằng bé con của mẹ đã có thể nâng giữ đầu. Bé cũng sẽ bắt đầu đập chân vào nhau một cách mạnh mẽ khi đang nằm sấp.

Khả năng cầm nắm của bé ở giai đoạn này dần trở nên có sức hơn. Mẹ sẽ sớm có thể nhận biết được khi nào bé cưng đang ở tâm trạng thích thú với các âm thanh ríu rít và vẫy vẫy cánh tay. Song song đó cơ thể của bé sẽ duỗi ra hoàn toàn để cho cột sống trở nên dài và thẳng. Đôi bàn tay bé nhỏ của bé sẽ tiếp tục biểu lộ niềm say mê bất tận khi cố vươn tới và chạm vào những món đồ vật kỳ lạ – ngay cả khi bé chưa thể hoàn toàn cầm nắm chúng.

baby playing with mobile in crib

Sự phát triển của các giác quan

Lúc 3 tháng tuổi, bé bắt đầu sử dụng các giác quan đang dần trở nên nhạy bén hơn để khám phá thế giới xung quanh. Khi bé học được cách tập trung tầm nhìn, bé sẽ thích thú quan sát các vật thể tồn tại xung quanh1. Bé cũng sẽ sớm nhận ra những gương mặt quen thuộc ở một khoảng cách xa. Vì bé rất thích quan sát khuôn mặt của mọi người, đặc biệt là gương mặt bố mẹ và của chính mình nên mẹ có thể đặt một chiếc gương an toàn dành cho bé ở ngang tầm mắt và quan sát bé yêu tự ngắm mình như thế nào. Mẹ cũng có thể bắt gặp bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc chú ý vào một bức tranh treo ở phía bên kia của căn phòng. 

Một điều nữa mà mẹ cần lưu ý là thính giác của trẻ ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc những tiếng ồn lớn sẽ khiến bé yêu dễ giật mình đấy.

 

Ngôn ngữ đầu tiên của bé

Trong giai đoạn kỳ diệu này, bé yêu nhà bạn đã có thể bắt đầu bi bô những âm bắt đầu bằng các chữ cái như P, B và M mà bé có thể dễ dàng phát ra với đôi môi nhỏ xíu của mình. Chính vì điều này mà rất nhiều trẻ học cách nói “baba” “mama” trước bất kì âm nào khác.

Mẹ nên làm thế nào để đảm bảo bé phát triển tốt nhất?

Điều quan trọng là bé có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Cách tốt nhất để đảm bảo trẻ bú đủ sữa là đáp ứng mỗi khi bé phát ra dấu hiệu thèm ăn. Nếu bé yêu đột nhiên thèm ăn nhiều hơn, điều đó không có nghĩa là bé nhà bạn đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm; đó có thể do bé vừa trải qua một sự tăng trưởng bứt phá.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sữa mẹ nên là nguồn dinh dưỡng duy nhất trong sáu tháng đầu đời và sau đó là một nguồn dinh dưỡng liên tục cùng với một chế độ ăn hỗn hợp đến 2 tuổi và cả sau đó2. Khuyến cáo này là do hệ tiêu hóa lúc 3 tháng tuổi chưa đủ trưởng thành để thích ứng với thức ăn đặc – thậm chí là cháo nghiền nhuyễn.

Cách tốt nhất để biết được bé đã bú đủ sữa là mẹ hãy lắng nghe bé. Nếu bé muốn bú mẹ thường xuyên hơn, cơ thể mẹ sẽ thích ứng và sản xuất nhiều sữa hơn.

"Mỗi bé có một nhu cầu về sữa khác nhau. Không có một định mức cụ thể về số lượng sữa mà trẻ nên bú."

Mẹ nên làm gì để kích thích tư duy và thể chất của bé?

Một cách dễ dàng để giúp tăng cường sức cơ của bé là mẹ nên đặt một vật thể chuyển động hoặc có phát ra tiếng nhạc ở phía trên nôi của trẻ, chỉ vừa quá tầm tay thôi nhé vì điều này sẽ kích thích bé cố gắng chụp bắt lấy. Cách này cũng giúp cải thiện sự phối hợp tay và mắt, đồng thời tư duy của bé cũng được kích thích nhờ vào việc sự ghi nhận các hoạt động diễn ra ngay trước mắt.

1. Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ. Thị lực của trẻ sơ sinh: Từ khi sinh đến 24 tháng tuổi [Online]. Tham khảo tại: www.aoa.org/patients-and-public/good-vision-throughout-life/childrens-vision/infant-vision-birth-to-24-months-of-age [Truy cập 4/2014]

2. WHO. Bú sữa mẹ [Online]. Tham khảo tại: www.who.int/topics/breastfeeding/en/ [Truy cập 4/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x