Đặt một món đồ chơi vừa ngoài tầm tay của trẻ sẽ khuyến khích bé tiến về món đồ, nhờ đó giúp cải thiện khả năng di chuyển của bé.
Lúc này đây, bé yêu trở nên cực kì hăng say khám phá môi trường xung quanh, bằng bất kì cách nào mà bé có thể. Trườn, bò, trượt, lăn hoặc kết hợp cả 4 thao tác luôn. Mẹ có thể đặt một món đồ chơi vừa ngoài tầm tay của bé, khuyến khích bé tiến về món đồ, nhờ đó giúp cải thiện khả năng di chuyển của bé. Đây cũng là một trong những cách giúp bé hoàn thiện kỹ năng vận động.
"Giờ đây bé có thể tự ngồi và nắm, chụp đồ chơi rồi nhé, thời gian chơi đùa của bé cũng trở nên độc lập hơn so với những tháng trước đây."
Bé lúc này cũng có thể đủ sức đứng trên 2 chân với chút xíu hỗ trợ từ mẹ, đó là một bước chuẩn bị hữu ích cho việc bé học cách để bước đi mẹ nhé. Việc bé có thể cầm và uống nước bằng ly, ăn bằng muỗng, cũng giúp cho bé trở nên độc lập hơn trong việc ăn uống.
Dinh dưỡng phù hợp cho bé
Chất sắt vẫn là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trí não của bé 7 - 9 tháng tuổi mẹ nhé. Thực ra lúc 7 tháng tuổi, bé đã có nhu cầu về chất sắt (tính theo trọng lượng cơ thể) gần như tương tự với một người đàn ông 30 tuổi. Các loại thực phẩm giàu chất sắt gồm có thịt nạc đỏ, thịt gà, trứng, đậu, rau xanh là một phần thiết yếu của chế độ ăn dặm lành mạnh đấy. Các loại ngũ cốc ăn sáng có tăng cường dưỡng chất dành cho trẻ cũng là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời nhé.
Nếu mẹ đang cho bé bú bình, mẹ có thể cân nhắc đến việc cho bé dùng sữa dành cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi (sữa công thức). Với công thức đặc biệt giúp hỗ trợ chế độ ăn dặm của bé, sữa công thức có thể cung cấp bổ sung chất sắt, vitamins và khoáng chất, đi kèm với những lợi ích của LCPs, prebiotics và nucleotides.
Nghiên cứu cho thấy hai chuỗi acid béo chuỗi dài không bảo hòa đa nối đôi LCP, đặc biệt là AA và DHA, được tìm thấy tự nhiên trong sữa mẹ, đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ, mắt và hệ thần kinh của trẻ nhỏ đấy.
Bắt đầu tập cho bé nhai với những loại thức ăn thô
Khi mẹ bắt đầu cho bé ăn những loại thức ăn sệt hơn với nhiều hương vị mới lạ, mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc kết hợp đa dạng các loại thực phẩm giàu chất sắt như mỡ cá, thịt, trái cây sấy khô trong chế độ ăn của bé yêu. Để biết thêm thông tin về cách chế biến thức ăn trẻ em, cách bắt đầu các món mới và các kết cấu thức ăn mới, hãy đọc những bài viết của Aptaclub mẹ nhé!
"Những loại thức ăn với kết cấu thô hơn sẽ giúp bé tập nhai, điều này dẫn đến sự phát triển các cơ cần thiết cho việc phát âm."
Mẹ hãy cho trẻ 1 chiếc muỗng để giúp bé học cách ăn. Còn nếu trẻ muốn múc thức ăn, đó có thể là một dấu hiệu gợi ý rằng bé đã sẵn sàng thử tự ăn một mình. Mặc dù bé ăn rất lộn xộn, nhưng bằng cách này mẹ có thể thấy bé ăn được nhiều hơn.
Những cách giúp mẹ kích thích sự phát triển ở bé
Khi đã có thể kiểm soát cơ chân tốt hơn, mẹ sẽ thấy bé cực kì thích nảy lên nảy xuống trong lòng mẹ hoặc trên ghế nhún đó. Ở giai đoạn này, mẹ có thể tự tạo ra 1 sân chơi tại nhà có phủ ra hoặc nệm vừa để bé có thể thoải mái lăn lộn vui đùa xung quanh, vừa giúp bé vui chơi vừa có thể giúp tăng cường sức cơ của bé nữa nè. Mẹ hãy nhớ luôn luôn ở gần bên để giữ an toàn cho bé khi thiên thần nhỏ bắt đầu khám phá môi trường xung quanh bằng các kỹ năng mới nhé.
Giúp bé hình thành nên các âm thanh đầu tiên
Mặc dù chưa thể nói chuyện, bé yêu của mẹ đang bắt đầu nhận biết tên của mình và sẽ sớm có thể quay đầu lại khi nghe mẹ gọi tên đấy.
Những tiếng bập bẹ của bé bắt đầu tròn âm hơn khi bé tiếp tục lặp lại những âm thanh mà bé đã thuần thục. Trò chuyện, đọc và hát cho bé nghe có thể giúp bé nhận ra âm thanh và bắt chước theo. Đặc biệt, hát cho bé nghe là một cách tuyệt vời để kích thích các hình thức nói chuyện và khuyến khích sự gắn kết với bé cũng như phát triển não bộ cho trẻ mẹ nhé.