Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Những thay đổi của bé yêu ở giai đoạn 2 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 2, trẻ sẽ bắt đầu biết tò mò, đồng thời cũng ngủ ít hơn và đặt sự quan tâm nhiều đến thế giới xung quanh mình. Giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy trẻ bắt đầu tập nói với những thanh âm bi bô đầu tiên. Do đó, đây chắc hẳn là quãng thời gian đặc biệt khó quên của bố mẹ trong hành trình phát triển của bé.

Âm thanh đầu tiên của bé và sự phát triển mạnh mẽ của cơ bắp

Dù chỉ 2 tháng tuổi, nhưng bé cũng bắt đầu nhận ra giọng nói của bố mẹ. Mỗi khi nghe giọng của bố mẹ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu và giọng nói của bố mẹ cũng trở thành âm thanh mà bé thích nghe nhất. Lúc này, tính cách của thiên thần nhỏ bắt đầu bộc lộ rõ nét bằng cả hành động và những tiếng bi bô, mẹ sẽ dần hiểu hơn về những thứ làm bé thích hoặc không thích. Mẹ cũng có thể nhận ra rằng bé yêu bắt đầu ngủ ít lại và thời gian thức trong ngày cũng sẽ tăng lên một chút.

Về mặt thể chất, cơ thể bé cũng sẽ phát triển toàn diện, bắt đầu từ cơ vùng cổ được tăng cường để nâng đỡ đầu, tiếp theo là vai, ngực, lưng dưới và cuối cùng là chân.

"Khi các cơ bắp của bé linh hoạt hơn, bé có thể di chuyển cánh tay vung lên xuống cùng cơ thể lắc lư mỗi khi biểu hiện sự thích thú."

Cơ thể của bé lúc này đang dần duỗi thẳng hơn giúp làm giảm hiện tượng ứ hơi trong đường tiêu hóa. Và nếu bé vẫn chưa nâng được đầu lên khi nằm sấp thì mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bé sẽ sớm làm được thôi.

Khả năng cầm nắm đồ vật bắt đầu hình thành

Lúc 2 tháng tuổi, bé bắt đầu tự khám phá cảm giác của chính đôi bàn tay mình, những phản xạ cầm nắm theo bản năng cũng được giảm dần. Lúc này, bé sẽ cảm nhận được những vật thể có kích thước khác nhau thông qua việc đa dạng các cử động cầm nắm ở tay. Chính vì thế bé sẽ bị hấp dẫn bởi bất cứ điều mới lạ nào xảy ra xung quanh mình. Vì vậy mẹ hãy khuyến khích sự phối hợp tay và mắt của bé bằng những món đồ chơi an toàn mà bé có thể cầm nắm nhé.

Mae trocando a fralda do bebe no trocador

Thị lực của bé vẫn đang phát triển, nhưng bây giờ bé đã có thể tập trung tầm nhìn vào những vật ở gần rồi đấy.

 

Phát triển thị lực

Thị lực của bé 2 tháng tuổi vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, nhưng giờ đây bé đã có thể tập trung tầm nhìn vào những vật ở gần. Ở độ tuổi này, mẹ sẽ thấy các bé thường bị hấp dẫn bởi các tông màu đậm và nhóm màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh dương). Bé cũng dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa các tông màu đậm hoặc nhạt hơn.

Tìm cách giao tiếp với bố mẹ

Giai đoạn này bé sẽ bắt đầu học hỏi cách giao tiếp với bố mẹ bằng ngôn ngữ của bé. Đó sẽ không phải là những tiếng gọi ba mẹ hoàn chỉnh, mẹ sẽ chỉ nghe thấy những âm thanh đơn giản, tiếng bé bập bẹ và thủ thỉ đáp lại giọng nói của mẹ theo bản năng. Theo thời gian, mẹ sẽ dần hiểu được cảm xúc và thông điệp đằng sau những tiếng ê a đó. Bé thậm chí có thể quay đầu về phía mẹ khi nghe mẹ nói chuyện nữa đấy.

Young mother holding her newborn child. Mom nursing baby. Woman and new born boy relax in a white bedroom with rocking chair and blue crib. Nursery interior. Mother breast feeding baby. Family at home; Shutterstock ID 314288807,mum and baby relaxing in nursery

Sự dỗ dành từ mẹ

Mỗi khi được bố mẹ bế hoặc vuốt ve, bé yêu sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Mẹ cũng đừng sợ bé sẽ trở nên phụ thuộc vào việc ôm ấp – hãy ôm thiên thần nhỏ của mình vào lòng và dỗ dành bé bất cứ khi nào bé cần. Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý là có thể bé sẽ khóc thét lên nếu bị người lạ ôm đấy. Nhiều bé cũng bắt đầu mút ngón tay hoặc núm vú giả để tự thư giãn nữa nè.

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé

Việc cho trẻ bú đêm vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Các cữ bú này cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé, đồng thời kích thích cơ thể mẹ sản xuất prolactin, nội tiết tố duy trì nguồn sữa mẹ1.

"Bao tử của bé còn rất nhỏ nhưng vẫn có thể dễ dàng tiêu hóa sữa mẹ."

Khoảng thời gian này mẹ sẽ nhận thấy bé bắt đầu bú lâu hơn nhưng tần suất ít hơn. Bé cũng có thể muốn bú vào ban ngày nhiều hơn ban đêm hoặc ngược lại. Điều này là hoàn toàn bình thường vì vậy mẹ hãy cho bé bú tuỳ theo nhu cầu của bé nhé. Nguồn sữa mẹ sẽ thích ứng với nhu cầu của bé một cách tự nhiên.

Đối phó với hội chứng quấy khóc ở trẻ

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là một vấn đề phổ biến với bé ở độ tuổi này. Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra rõ, nhưng có thể nó đến từ việc bé nuốt hơi quá nhiều trong lúc bú dẫn tới việc ứ khí trong đường tiêu hóa. Hoặc có thể do hệ tiêu hóa chưa đủ cứng cáp nên bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa. Với các triệu chứng như khóc dữ dội kéo dài xuyên suốt 2 - 3 giờ và co đầu gối lên đến ngực thì điều này sẽ gây khó chịu cho bé và cả bất an cho các mẹ ít nhiều.

Tìm hiểu thêm về cách làm dịu hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

1. NHS UK. Bú sữa mẹ: Những ngày đầu tiên [Online]. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/breastfeeding-first-days.aspx [Truy cập 4/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x