Sự phát triển của bé: 12-24 tháng tuổi
Giai đoạn tính từ ngày thôi nôi và ngày sinh nhật hai tuổi của bé thường rất thú vị và bất ngờ, khi bé yêu bộc lộ những dấu hiệu phát triển rất ly kỳ về mặt thể chất cũng như trí thông minh.
Kỹ năng vận động cải thiện, tay chân, cơ bắp của bé mạnh hơn trước, bé bỗng dưng hiếu động, bé đi lại khắp nhà rất tự tin. Bé cũng học được kỹ năng phối hợp cơ thể, một kỹ năng rất cần thiết để có thể chạy nhảy vui đùa. Xương bé phát triển nhanh, tiến trình làm mới tế bào xương liên tục giúp xương bé cứng cáp hơn và to ra.
Về phương diện tiếp xúc xã hội, khi bé vào lứa chập chững, bé bắt đầu có kỹ năng nhận thức rõ hơn và cũng thích tự ra quyết định hơn. Những sự thay đổi này diễn ra đồng thời với sự chuyển biến xảy ra tại trung khu ngôn ngữ của não bộ, giúp bé bày tỏ ý muốn và nhu cầu của mình rõ ràng hơn.
Khi bắt đầu học cách ghép chữ, bé sẽ nói được các câu đơn giản – ví dụ như nếu bé muốn mẹ chơi chung, bé sẽ nói: “chơi với con.” Khi kỹ năng giao tiếp của bé yêu phát triển lên trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, mẹ sẽ thấy bé thích dùng từ “con” nhiều hơn, bên cạnh một số từ ưa dùng khác.
Để bé nhận được tất cả những bước phát triển như thế này, bé cần được nạp nhiều loại dưỡng chất và năng lượng. Tuy nhiên, ở lứa 12-24 tháng, bao tử bé vẫn còn nhỏ so với kích thước cơ thể, vì thế điều quan trọng là mẹ phải cho bé một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất.
Nguồn dinh dưỡng tối ưu góp phần cho sự tăng trưởng của trẻ chập chững
Dù trẻ ở lứa chập chững lớn nhanh và ngày càng giống một người lớn phiên bản thu nhỏ, trẻ vẫn còn có thể phát triển nhiều nữa, vì thế nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không giống nhu cầu của mẹ. Thật ngạc nhiên là trẻ từ 1 đến 2 tuổi lại cần nạp rất nhiều năng lượng, với tỷ lệ nạp/kích thước cơ thể rất cao, gấp 3 lần so với tỷ lệ ở người lớn. Thế mới nói, nuôi một miệng ăn đâu có dễ, dù bụng của bé yêu hãy còn bé lắm.
"Bé cần nạp nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của cơ thể."
Một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, cân bằng là yếu tố cần thiết giúp các bé ở độ tuổi chập chững tăng trưởng tốt nhất, vì điều này đảm bảo các bé sẽ có sự cân bằng dưỡng chất. Hai loại vitamin tối quan trọng đối với độ tuổi này là sắt và vitamin D.
Chất sắt có vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng cơ thể, là chất không thể thiếu đối với sự phát triển lành mạnh của não bộ. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt là thịt, cá nhiều mỡ, trứng, các loại rau củ, ngũ cốc như đậu và rau có lá xanh. Thịt và cá có chứa nhiều sắt động vật, một loại chất sắt dễ sử dụng và hấp thụ hơn so với chất sắt trong thực vật. Khi mẹ đưa một chút thịt, cá vào trong thực đơn hằng ngày của bé yêu, khả năng hấp thụ chất sắt có trong các nguồn thực phẩm khác sẽ gia tăng.
Ở tuổi này, các bé chập chững có khuynh hướng hay quấy, giờ giấc ăn uống cũng lộn xộn, hay chán ăn, nên nhiều bé không nạp đủ chất sắt trong bữa ăn. Thật ngạc nhiên là có đến hơn 50% trẻ chập chững ở độ tuổi từ 18 tháng tới 3 năm tuổi không nạp đủ lượng chất sắt khuyến nghị mỗi ngày, vì thế các phụ huynh cần quan tâm tới nhu cầu quan trọng này2. Tình hình sẽ càng tệ hơn nếu các bé chập chững chỉ ăn các dạng thực phẩm có hàm lượng sắt thấp, kể cả sữa bò.
Để cải thiện hàm lượng chất sắt có trong bữa ăn của bé, mẹ hãy nấu kèm ít nhất một món ăn giàu chất sắt mỗi ngày. Cho bé ăn dặm kèm với rau hoặc một miếng trái cây có nhiều vitamin C sẽ giúp cho cơ thể bé hấp thụ chất sắt tốt hơn. Các sản phẩm sữa Follow On và Growing Up có chứa hàm lượng sắt tăng cường, các mẹ có thể cho trẻ dùng thêm nếu lo lắng về chuyện hàm lượng chất sắt quá thấp trong bữa ăn của bé. Sản phẩm sữa Growing Up của Aptimil rất giàu chất sắt, hỗ trợ cho khả năng phát triển lành mạnh của các bé đang tuổi lớn nhanh.
Vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu khác cho độ tuổi này vì nó đóng góp cho sự phát triển bộ xương bằng cách giúp cho cơ thể hấp thụ can-xi và phốt-pho. Nguồn vitamin D tự nhiên chính yếu là ánh nắng mùa hè tiếp xúc lên làn da của bé. Nhưng ánh nắng lại không phải là nguồn vitamin D ổn định ở Anh. Đó là lý do Bộ Y Tế Anh đã khuyến nghị rằng tất cả các bé từ 1 tới 3 tuổi nên nạp ít nhất 7mcg vitamin D mỗi ngày, dù các bé có được tiếp xúc nhiều với ánh nắng hay không. Cá có nhiều mỡ, trứng, và ngũ cốc tăng cường đều có thể đáp ứng được nhu cầu này, nhưng muốn các bé ăn đủ món để cơ thể được nạp đủ lượng vitamin D quả là chuyện không hề đơn giản.