Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Sinh thường và sinh mổ khác nhau ở những điểm nào?

Giữa trẻ sinh thường và sinh mổ có một sự khác biệt nhất định về sức khỏe, trong đó trẻ sinh mổ thường “thiệt thòi” hơn về nhiều mặt. Và để có thể chăm sóc cho trẻ sinh mổ một cách hiệu quả nhất, bố mẹ cần nên nắm rõ về những khác biệt ấy, cũng như biết được làm sao để bù đắp cho những thiếu hụt của con.

Tại sao trẻ sinh mổ lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn trẻ sinh thường? 

Phương pháp sinh mổ ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của công nghệ y học và đây cũng là phương pháp sinh được khá nhiều gia đình Việt Nam lựa chọn. Tuy việc sinh mổ mang đến một số lợi ích nhất định, nhưng những trẻ được sinh ra bởi phương pháp này thường bị ”thua thiệt” về mặt sức khỏe khi so sánh với trẻ sinh thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ sinh thường, vậy đâu là nguyên nhân cho sự khác biệt này?

sinhthuongsmo1.png

Khác biệt giữa sinh thường và sinh mổ

 

Một phát hiện quan trọng khi so sánh giữa phương pháp sinh thường và sinh mổ đó là trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với hệ vi sinh từ mẹ thông qua đường âm đạo. Theo một nghiên cứu vào năm 2010, hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh thường được “thừa hưởng” nhiều vi khuẩn có lợi từ hệ vi sinh vật âm đạo của người mẹ. Trong đó bao gồm các lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây đều là những vi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của con phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ sinh mổ, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, chủ yếu là các vi khuẩn có hại từ bề mặt da và khoang miệng. Khi so sánh giữa sinh thường và sinh mổ thì việc sinh mổ sẽ cho phép các mầm bệnh vi khuẩn cơ hội có nguồn gốc từ môi trường bệnh viện như Enterococcus, Enterobacter, và Klebsiella xâm nhập và thường trú trong đường ruột của con, đồng thời làm giảm lượng lợi khuẩn Bifidobacterium.  

Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được rằng hệ vi sinh đường ruột có liên quan mật thiết đến quá trình xây dựng và củng cố hệ thống miễn dịch của cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Nhưng ở trẻ sinh mổ thì việc không được tiếp xúc với hệ vi sinh từ mẹ sẽ làm gián đoạn quá trình trên trong giai đoạn đầu đời. Việc này có thể dẫn đến các nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa và suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho con có nguy cơ mắc bệnh trước mắt và lâu dài. Một số bệnh thường thấy ở trẻ sinh mổ có thể kể đến các bệnh lý nhiễm trùng, hen suyễn, béo phì, dị ứng thức ăn, tiểu đường loại 1, v.v. Nghiên cứu cũng đề cập đến việc sinh mổ có thể làm chậm tiết sữa ở mẹ, con chậm hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ cũng góp phần khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm.

Bao lâu trẻ sinh mổ hết đờm nhớt?

Trong giai đoạn đầu đời thì bố mẹ của trẻ sinh mổ thường phải lo lắng về nhiều tình trạng sức khỏe cũng như các triệu chứng xuất hiện ở con hơn so với trẻ sinh thường. Trong đó, trẻ sinh mổ bị khò khè và có đờm nhớt là một trong những tình trạng thường gặp. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ sinh mổ không nhận được lực ép khi sinh từ mẹ, dịch ối trong phổi con không được tống hết ra ngoài mà còn sót lại một lượng nhỏ khiến con bị thở khò khè, lên đờm. Thế nhưng, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng thở khò khè ở con sẽ hết dần trong vòng 1 đến 2 ngày sau sinh. Theo nghiên cứu, lượng dịch ối còn sót trong phổi sẽ được hấp thu dần sang các mạch máu ở phổi, sẽ giúp trẻ hết đờm nhớt.  

Triệu chứng này tuy nhanh chóng hồi phục, nhưng bố mẹ cũng nên lưu ý sự khác biệt về hệ miễn dịch giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Triệu chứng thở khò khè, đờm nhớt cũng có khả năng là biểu hiện của bệnh hen suyễn do suy giảm miễn dịch ở trẻ sinh mổ. Vì thế, bố mẹ hãy quan sát, theo dõi liên tục những triệu chứng phát sinh ở con và cho con đi khám ngay nếu triệu chứng kéo dài, không suy giảm.

sinhthuongsmo2.jpg

Trẻ sinh thường và sinh mổ bị đờm nhớt

 

Dặm thêm sữa, bé vui khỏe, mẹ an tâm 

Vậy làm sao để giảm thiểu sự “thua thiệt” của trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường? Bố mẹ cần bổ sung cho con những dưỡng chất thiết yếu ngay từ khi lọt lòng để hệ vi sinh đường ruột của con khỏe mạnh, giúp hệ miễn dịch của con sớm hoàn thiện hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và tốt nhất cho con. Trong trường hợp, bố mẹ muốn bổ sung thêm dưỡng chất cho con, bố mẹ hãy tìm đến bác sĩ để tư vấn các sản phẩm phù hợp với sự phát triển của con. Đặc biệt với trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch suy yếu, bố mẹ nên chọn mua các sản phẩm có thể hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển tốt hơn.

Aptakid là sản phẩm sữa công thức phù hợp cho việc hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.  Đặc biệt, Aptakid chứa dưỡng chất Synbiotic độc quyền được cấp bằng sáng chế và đã có chứng minh lâm sàng trên trẻ sinh mổ, đạt hiệu quả chỉ sau 3 ngày sử dụng và kéo dài nhiều tháng sau đó. Công thức Synbiotic của sữa Aptakid là sự kết hợp độc đáo giữa Prebiotic GOS/FOS 9:1 và Probiotic B.breve M-16V giúp hỗ trợ hệ miễn dịch cũng như bổ sung hệ vi sinh đường ruột cho con thêm khỏe mạnh. Ngoài ra, trong sữa còn chứa nhiều Canxi và Vitamin D3 giúp răng và khung xương của con thêm phần khỏe mạnh cùng DHA và nhiều dưỡng chất khác tốt cho quá trình phát triển não bộ.

Khác biệt giữa trẻ sinh thường và sinh mổ có thể khiến cho bố mẹ bận tâm, lo lắng. Nhưng giờ đây, mẹ có thể bổ sung sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa Synbiotic được chứng minh lâm sàng giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột và miễn dịch của trẻ sinh mổ chỉ sau 3 ngày cũng là một phương pháp mang lại sự yên tâm cho bố mẹ có con sinh mổ. Bố mẹ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 1800 58 58 06 để được tư vấn về dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phù hợp nhất cho con.

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x