Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Sự phát triển của trẻ từ 24-36 tháng

Thời kỳ đầy cảm xúc

 

Tuổi lên hai đâu đáng sợ đến thế

Độ từ 2 đến 3 tuổi, bé yêu sẽ phát triển các kỹ năng quan trọng và thể hiện rõ hơn tính cách độc đáo của mình. Trong suốt giai đoạn này, mẹ cần tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cân bằng, ổn định để bé có đủ dưỡng chất và năng lượng mà học hỏi, vận động và khám phá thế giới. Mẹ hãy tìm hiểu xem bé cần dưỡng chất quan trọng, và mẹ phải làm sao để bé có đủ dưỡng chất trong giai đoạn thói quen ăn uống của trẻ có nhiều xáo trộn.

Khoảng thời gian từ sinh nhật 2 tuổi đến 3 tuổi, bé yêu lớn nhanh như thổi. Bé đang tìm hiểu bản thân, bé háo hức khám phá các mối quan hệ với mọi người và thế giới xung quanh. Các khả năng thể chất cũng phát triển rất nhiều, bé trở nên tự tin hơn

Khi bé lên 2, mẹ đã xác định được bé thuận tay phải hay tay trái. Việc bé thuận tay nào đã được ấn định từ khi bé còn là bào thai trong bụng mẹ, nhưng mẹ phải quan sát một thời gian mới phát hiện ra, vì trẻ em thường sử dụng được cả hai tay giống như trẻ sơ sinh. Người thuận tay trái tương đối hiếm, chỉ chiếm khoảng 7 - 10% dân số

Bé thường dùng tay thuận khi vẽ nguệch ngoạc, đá banh và tự đút khi ăn. Thậm chí với một chút trợ giúp của người lớn, bé có thể đánh răng bằng tay thuận của mình

Trong giai đoạn chuyển tiếp từ 2 lên 3 tuổi, mẹ sẽ nhận ra vài dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển các kỹ năng và khả năng kiểm soát chức năng bàng quang, một khả năng cần thiết để trẻ tập dùng bô. Nếu bé biết ra dấu cho mẹ biết khi bị tã bé bị ướt hoặc bẩn, nếu bé bắt đầu thể hiện sự hứng thú với chuyện đi vệ sinh, mẹ có thể thử cho bé dùng bô.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ chập chững đang tuổi lớn 

Trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi đang trong thời kỳ lớn nhanh không ngừng, đòi hỏi phải được cung cấp môt nguồn dinh dưỡng ổn định. Chất sắt vitamin D là hai dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho giai đoạn này.

Sắt là khoáng chất có chức năng luân chuyển dưỡng khí đi khắp cơ thể, góp phần vào tiến trình phát triển não bộ. Một số thực phẩm có hàm lượng sắt cao, chẳng hạn như thịt, cá có mỡ và trứng, đậu, các loại rau có lá màu xanh đậm.

Hơn 50% trẻ chập chững dưới 3 tuổi không hấp thụ đủ lượng chất sắt khuyến nghị hàng ngày. Phụ huynh cần nhận thức được tầm quan trọng của dưỡng chất thiết yếu này. Cho dù bé yêu kén ăn, hãy cứ khích lệ bé ăn ít nhất một món giàu chất sắt mỗi ngày. Muốn bé dễ ăn các món thịt giàu chất sắt, mẹ có thể hầm, ninh thịt cho nhừ, hoặc kho thịt, hoặc thái thật mỏng. Vitamin C có chức năng tăng cường khả năng hấp thụ sắt, nên mỗi bữa ăn nếu có thêm rau xanh, hoặc trái cây tráng miệng, khả năng hấp thụ sắt của bé sẽ được tối ưu.

Nếu bé vẫn không chịu ăn các món giàu chất sắt dù mẹ đã dỗ ngon dỗ ngọt, mẹ có thể cho bé uống sữa growing up dành cho trẻ chập chững. Đây là cách dễ hơn để đáp ứng nhu cầu của bé.

"Hàm lượng chất sắt khuyến nghị dùng hàng ngày cho trẻ chập chững từ 1 đến 3 tuổi là 6,9mg."

Vitamin D rất quan trọng vì nó giúp xương phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin D còn giúp cơ thể hấp thụ can-xi và phốt-pho tốt hơn, đây là hai dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn xương trẻ đang lớn và dài ra rất nhanh. Cơ thể người sản xuất ra vitamin D khi da tiếp xúc trực tiếp với nắng. Nhưng với vị trí hoành độ của mình, nước Anh chỉ có nắng đẹp sáu tháng trong một năm, có nghĩa là dân cư ở Anh sẽ trải qua khoảng nửa năm thiếu cơ hội tiếp xúc với với tia UVB trong ánh nắng, khả năng cơ thể sản xuất đủ vitamin D trong khoảng nửa năm đó cũng giảm xuống.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D gồm thịt, cá có mỡ và các loại ngũ cốc ăn sáng. Mẹ hãy thường xuyên đưa các món này vào bữa ăn của bé để tăng cường vitamin D. 

Nhiều bé chập chững không hấp thụ đủ lượng dưỡng chất khuyến nghị hằng ngày. Vì lý do này, Bộ Y Tế khuyên phụ huynh nên cho bé uống thuốc bổ hoặc nạp bổ sung vitamin A, C và D mỗi ngày.

Còn một cách thích hợp, đó là cho bé uống sữa growing up dành cho lứa chập chững để bổ sung cho chế độ dinh dưỡng. Một số sản phẩm sữa growing up có tăng cường vitamin D và nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Toddler With Tears In His Eyes

Phản ánh thái quá của người lớn có thể khiến trẻ lo sợ, vì thế phụ huynh nên tập kềm chế những cơn nóng giận quá mức. Giải thích cảm xúc của mẹ cho bé hiểu là một cách rất hay để trấn tĩnh lại, và cũng để có thì giờ cho mẹ suy nghĩ sáng suốt trong tình huống cụ thể đó.

Thúc đẩy sự phát triển cảm xúc lành mạnh 

Giai đoạn từ 24 đến 36 là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Bé đang tìm hiểu về các cảm giác, cảm xúc, và biết cảm thông với cảm xúc của người khác.

Đôi khi cảm xúc của bé dâng cao quá mức, điều này làm chính bé cảm thấy sợ sệt. Nhiều khi các cảm xúc đến và chúng vượt quá khả năng chịu đựng, khả năng giải thích và xử lý của bé, khiến bé không biết làm sao, nên bé quấy, dỗi, thậm chí cắn phá và đá vào mọi thứ. Đa số các bé đều từng trải giai đoạn này. Chìa khóa ở đây là cha mẹ phải thật bình tĩnh. Phản ánh thái quá của người lớn có thể khiến trẻ lo sợ, vì thế phụ huynh nên tập kềm chế những cơn nóng giận quá mức. Giải thích cảm xúc của mẹ cho bé hiểu là một cách rất hay để trấn tĩnh lại, và cũng để có thì giờ cho mẹ suy nghĩ sáng suốt trong tình huống cụ thể đó.

Mẹ có thể giúp bé đối phó với tình trạng này bằng cách dạy cho bé gọi tên cảm xúc. Hãy giải thích cho bé hiểu: “Ổn thôi con yêu, nếu con cảm thấy tức giận, buồn bã hoặc thất vọng.” Mẹ hãy kể cho bé nghe là cũng có lúc mẹ cũng có cảm xúc giống bé, để biết hiểu rằng là người ai cũng có cảm xúc. Hiệp hội Quốc Gia Phòng Chống Bạo Hành Trẻ Em (NSPCC) có cung cấp một số tài liệu hữu ích về đề tài khích kệ hành vi tích cực của trẻ thông qua phương pháp giáo dục con cái tích cực.

Khi bé yêu thụt lùi tạm thời 

Tiến trình phát triển ở trẻ chập chững đôi lúc bỗng dưng thụt lùi. Đây là dấu hiệu cho biết bé đang trải nghiệm quá nhiều sự phát triển trong một thời gian ngắn, bé đang bị choáng ngợp với tiến trình này. Đây cũng có thể cách phản ứng của trẻ đối với một thay đổi, chẳng hạn như việc sắp có thêm thành viên mới sinh trong qua đình.

Đây là chuyện bình thường, khoa học gọi đây là giai đoạn thụt lùi tự nhiên. Bé nhà mình đang rất tự tin, nói chuyện huyên thuyên như sáo suốt ngày, bỗng dưng mẹ thấy bé ít nói, lại hay chỉ trỏ và quấy khóc suốt ngày. Bé bỗng dưng đòi “đeo” (bám rịt) lấy mẹ suốt. Lúc trước bé đi đứng rất dạn, giờ bé cứ đòi mẹ phải bế bé. Lúc trước bé đã học cách đi bô rồi, giờ bé lại tè dầm hay “làm bậy” tại chỗ.

"Giai đoạn thụt lùi tự nhiên là cách bé sử dụng để thông báo cho cả nhà biết về nhu cầu cần được quan tâm vỗ về nhiều hơn của bé."

Mẹ cứ chấp nhận các cảm xúc của bé, và hãy đặt câu hỏi để giúp bé phát hiện ra điều gì đang làm bé lo lắng, vì đâu mà bé thay đổi hành vi. Hãy dành thời gian nói chuyện riêng với bé, hãy yên ủi và vỗ về bé yêu, như thế bé sẽ trở lại với tiến trình phát triển ổn định.

BƯỚC TIẾP THEO

 

Mẹ hãy tăng cường hàm lượng dưỡng chất thiết yếu cho bữa ăn của bé qua các thực phẩm sau:

Thực phẩm cung cấp sắt

  • Bánh hăm-bơ-gơ nhà làm
  • Cải chân vịt và bông cải xanh frittata
  • Trứng trộn và xúc xích
  • Bánh mì nướng kẹp đậu sốt cà

Thực phẩm cung cấp vitamin D

  • Khoai tây nướng ăn kèm cá ngừ sốt mayonnaise
  • Trứng gà luộc kỹ thái lát
  • Mì spaghetti với sốt cá trích và cà chua

1. Sức khỏe trẻ em. Sự phát triển của bé: 2-3 tuổi[Online]. Tham khảo tại: www.cyh.com/healthtopics/healthtopicdetails.aspx?p=114&np=122&id=1886 [Truy cập 5/2014]

2. NHS UK. Vitamin cho trẻ [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/Pages/vitamins-for-children.aspx [Truy cập 5/2014]

3. Họp quốc hội về vitamin D [Online]. Tham khảo tại: www.pagb.co.uk/media/pdfs/VitaminDParliamentaryBriefing.pdf[Truy cập 5/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x