Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Những vấn đề trào ngược ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Nôn, trớ là các thuật ngữ y học dùng để diễn tả quá trình trẻ trào một ít sữa ra ngoài sau khi bú. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của bé đang phát triển đó. Vì vậy các bộ quần áo được làm từ vải có chất liệu khô, thoáng, thấm hút nhanh như muslin sẽ rất hữu ích cho bé trong việc thấm hút sữa bị trào ngược. Trong hầu hết các trường hợp thì điều này không có gì phải lo lắng đâu mẹ nhé. Nguyên nhân thông thường do cơ van giữ thức ăn nằm trong dạ dày vẫn đang phát triển nên sữa cùng với axit bị trào ngược trở ra. Vào giai đoạn trẻ được một năm tuổi, mẹ hãy yên tâm là những triệu chứng nôn, trớ này sẽ bắt đầu biến mất đi đấy.

Sự khác biệt giữa Nôn và Trớ

Xem thêm video dưới đây để phân biệt các triệu chứng của "Nôn" và "Trớ" cũng như cách giải quyết dành cho mẹ khi gặp phải.

Trớ là gì?

Trớ còn được biết đến như một loại bệnh trào ngược thực quản dạ dày, viết tắt là GOR. Trớ xảy ra khi sữa hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản hoặc ống dẫn thức ăn1. Chúng ta thường gọi hiện tượng này là chứng “trào ngược im lặng”. Đôi khi sẽ rất khó cho mẹ để nhận biết trước trường hợp này vì mẹ không thể nhìn thấy bằng mắt quá trình thức ăn chuẩn bị trào ngược.

Nôn là gì?

Cũng giống như hiện tượng nôn mửa hoặc phun ra, đây là lúc mà sữa hoặc thức ăn trong dạ dày của bé trào ngược lên đường dẫn thức ăn lên tới miệng và sau đó bị bé nôn ra ngoài. Không giống như ói mửa, hiện tượng này diễn ra một cách bình thường, mẹ sẽ chỉ nghe những tiếng như tiếng nấc mà thôi1.

Một điều mẹ cần nhớ là mặc dù hiện tượng nôn, trớ có thể gây căng thẳng cho bố mẹ đấy, nhưng hiện tượng này lại rất phổ biến và hoàn toàn bình thường. Mẹ sẽ có thể lo lắng rằng bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng nhưng mẹ hãy yên tâm là trường hợp này khá hiếm nhé. Miễn là trẻ không có những dấu hiệu khó chịu hoặc sụt cân thì không có vấn đề gì đâu mẹ nhé. 

"Do hệ tiêu hóa còn đang hoàn thiện nên sẽ có khoảng 30% những bé khỏe mạnh đều trải qua hiện tượng nôn, trớ nhiều lần trong ngày trong năm đầu đời đấy."

Các thuật ngữ nôn, trớ thực chất khác nhau, nhưng đối với việc ảnh hưởng của chúng lên trẻ và cách điều trị lại liên quan rất chặt chẽ đó.

Dấu hiệu của nôn, trớ là gì?

Một số nguyên nhân phổ biến cho hiện tượng nôn, trớ ở trẻ mà mẹ cần biết bao gồm:

  • Trẻ nằm lâu
  • Chế độ ăn uống của trẻ chỉ bao gồm các món ăn lỏng
  • Trẻ có ống dẫn thức ăn ngắn
  • Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn phát triển
  • Quá nhiều sữa hoặc thức ăn trong một bữa ăn. 

Hầu hết các bé đều trải qua giai đoạn nôn, trớ đến từ những nguyên nhân trên đấy. Nếu trẻ được chẩn đoán hoặc có biểu hiện nôn, trớ mẹ hãy áp dụng một số cách đơn giản để giúp làm dịu cho bé nhé. 

Các biểu hiện nôn trớ ở trẻ thường được thấy khi trẻ từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi3. Trẻ được xác định là nôn, trớ nếu các biểu hiện “ọc sữa” hoặc trào thức ăn xảy ra hai hay nhiều lần trong ngày suốt 3 tuần hoặc nhiều hơn 3 tuần mà không có các dấu hiệu rõ ràng liên quan đến một số bệnh lý khác như ói, sụt cân, khó ăn3. Tuy nhiên giống như nôn sữa, bệnh trào ngược cũng có những biểu hiện tương tự như4

Thời gian các triệu chứng này xảy ra thường xuyên là khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 và trẻ sơ sinh thường sẽ khỏi khi bước qua tháng thứ 6 đến tháng 125. Mặc dù chúng ta không thể “chữa” được triệu chứng nôn, trớ cho bé, nhưng vẫn có một vài cách thiết thực mà mẹ có thể làm để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn cho đến khi bé tự khỏi hẳn đó. Các mẹ cũng có thể liên lạc với đội ngũ Careline của AptaClub để được tư vấn và chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này nhé.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD) là gì?

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trào ngược có thể dẫn đến tình trạng viêm tấy trong hệ tiêu hóa khiến việc ăn uống của bé trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng của bé. Vấn đề này được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viết tắt là GORD. 

Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nôn, trớ

Mặc dù nôn, trớ là hiện tượng bình thường và theo thời gian trẻ sẽ khỏi hẳn, nhưng việc trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, dược sĩ hoặc bác sĩ cũng sẽ giúp đỡ cho mẹ rất nhiều nếu mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu đáng nghi đấy. Sau khi được chẩn đoán, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ tư vấn cho mẹ những cách thiết thực để mẹ có thể làm giảm triệu chứng cho trẻ cũng như những giải pháp dinh dưỡng phù hợp. Hãy luôn luôn trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu trẻ nôn mửa thường xuyên với một lượng sữa lớn hoặc cảm thấy khó chịu khi đang bú, để các nguyên nhân khác có thể được loại bỏ mẹ nhé. Nếu trẻ trong giai đoạn dưới một năm tuổi, Công cụ Kiểm Tra Triệu Chứng của chúng tôi là một cách hữu hiệu để mẹ có thể kiểm tra triệu chứng ở bé cũng như cho mẹ những lời khuyên thiết thực đấy.

SỔ TAY TÓM TẮT DÀNH CHO MẸ

  • Mẹ hãy kiểm tra xem những triệu chứng ở trẻ có giống như những gì đã nêu không nhé. 
  • Ghi lại những triệu chứng này và tần suất xảy ra hoặc kiểm tra bằng Công cụ Kiểm Tra Triệu Chứng, sau đó tạo ra một bản tổng hợp bằng file PDF.
  • Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, dược sĩ hoặc đặt một cuộc hẹn với bác sĩ.
  • Nếu trẻ được chẩn đoán bị hiện tượng nôn, trớ, mẹ hãy xem các mẹo tại Aptaclub để xử lý tình hình nhé.

1. Vandenplas Y et al. J Pediartr Gastroenterol Nutr 2009;49:498-547. 

2. Iacono G et al. Dig Liver Dis 2005;37(6):432–438. 

3. Hyman PE et al. Gastroenterol 2006;130:1519–1526. 

4. NICE. NG1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nhận biết, chẩn đoán và xử trí ở trẻ em và người trẻ. 2015. Tham khảo tại: https://www.nice.org.uk/guidance/ng1/resources/gastrooesophageal-reflux-disease-recognition-diagnosis-and-management-in-children-and- young-people-51035086789 [Truy cập 9/2015]. 

5. Nelson SP et al. Arch Pediatr Adolesc Med 1997;151(6)569-572.

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x