Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Nguyên nhân tắc tia sữa sau sinh và giải pháp là gì?

Một trong những mối quan tâm đầu tiên của những người mẹ mới sinh con đó là làm quen với việc cho con bú. Trong khoảng thời gian ấy, mẹ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Vậy đâu là nguyên nhân tắc tia sữa sau sinh? Giải pháp khắc phục như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho mẹ bớt lo lắng về tình trạng này.

 

Các nguyên nhân tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa là tình trạng ống dẫn sữa trở nên hẹp, bít lại khiến cho sữa khó chảy ra ngoài, dần dần gây ứ đọng và dẫn đến việc gây tắc. Đây là một tình trạng không hiếm gặp, hầu như bà mẹ nào đang trong giai đoạn cho con bú đều gặp phải. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân tắc tia sữa sau sinh, chủ yếu xảy ra khi mẹ sau khi cho con bú không hút kiệt sữa, đặc biệt khi mẹ có nhiều sữa thì tình trạng này càng dễ xảy ra hơn.

Lúc bú, con thường có xu hướng bú mạnh bên ngực đầu tiên hơn vì lúc đó con đang đói. Nếu mẹ không để ý để con bú 1 bên ngực quá thường xuyên thì bên ngực còn lại rất có khả năng bị tắc tia sữa do lượng sữa còn dư. Con bú sai cách cũng là một nguyên dân tắc tia sữa thường thấy. Đôi khi con vẫn bú nhưng không ra sữa bởi vì con ngậm chưa đúng cách, khiến cho sữa không chảy hết ra ngoài.

Một số nguyên nhân tắc tia sữa khác mà mẹ có thể gặp phải đó là áp lực, stress, chế độ ăn không đều độ hoặc do mẹ có hút thuốc trong lúc mang thai và sinh con. Những nguyên nhân trên đều dễ dàng gặp phải trong quá trình chăm con. Thế nhưng, mẹ không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này vẫn có thể chữa khỏi ngay tại nhà với các phương pháp sau đây.

 

Cách chăm sóc mẹ sau sinh để giải quyết nguyên nhân tắc tia sữa

Giai đoạn sau khi sinh là một trong những thời kỳ khó khăn nhất cho mẹ và gia đình, nhất là với những mẹ phải sinh mổ. Vì vậy nên việc chăm sóc mẹ sau sinh mổ đóng vai trò rất quan trọng để mẹ có thể nhanh hồi phục sức khỏe và tránh được nhiều bệnh hậu sản và được chỉ dẫn để giải quyết các tình trạng thường gặp như nguyên nhân tắc tia sữa.

Chăm sóc thể chất

Sinh mổ là một ca đại phẫu, vì thế nên cơ thể của mẹ cũng cần phải mất khá nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe. Mẹ thường phải ở lại bệnh viện thêm 2 đến 4 ngày sau khi sinh mổ để bác sĩ theo dõi tình hình của mẹ và có sự can thiệp cần thiết khi xuất hiện những triệu chứng bất thường. Sau khi đã xuất viện, mẹ vẫn cần phải nghỉ ngơi ít nhất từ 6 đến 8 tuần mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Tuyệt đối không được làm những việc nặng như khuân vác đồ hoặc các công việc nhà cần nhiều sức như quét dọn, giặt đồ bằng tay. Tuy nhiên, thỉnh thoảng mẹ cũng nên từ tốn đi bộ quanh nhà, tập các bài thể dục tay chân nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với việc vận động trở lại. 

Việc nghỉ ngơi thường xuyên sẽ khá khó khăn khi mẹ phải túc trực bên con cả ngày. Một lời khuyên cho mẹ đó là hãy tranh thủ chợp mắt bất cứ khi nào con đang ngủ để lấy lại sức chăm sóc con khi con thức.

tactiasua2.jpg

Cách giải quyết nguyên nhân tắc tia sữa

 

Trong giai đoạn này, nguyên nhân tắc tia sữa sẽ dẫn đến triệu chứng như căng ngực và xuất hiện vài đốm sưng đỏ, đau. Mẹ có thể làm dịu các triệu chứng trên bằng cách mát xa bầu ngực nhẹ nhàng từ trong ra ngoài và chườm nóng thường xuyên. Dùng khăn mềm nhúng nước ấm rồi đắp lên ngực hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh rồi lăn qua lại là những phương pháp chườm nóng rất hữu hiệu và dễ thực hiện. 

Dù các nguyên nhân tắc tia sữa có thể làm cho lượng sữa của mẹ giảm dần, nhưng mẹ vẫn nên cho con bú đều để sữa dễ lưu thông. Mẹ cũng nên thử thay đổi tư thế cho con bú, thỉnh thoảng di chuyển tới lui sẽ giúp cho con bú đúng cách hơn, ra được nhiều sữa hơn. 

Một trong những nguyên nhân làm tắc tia sữa là do mẹ ăn uống thiếu chất, không điều độ, vì thế nên mẹ hãy quan tâm đến khẩu phần ăn hằng ngày của mình và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nhé. Những triệu chứng tắc tia sữa sẽ nhanh hết nếu mẹ thực hiện những cách trên đều đặn mỗi ngày.

Chăm sóc tinh thần

Ngoài sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tắc tia sữa phổ biến, chính vì thế nên tâm trạng của mẹ cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. 

Mẹ hãy sắp xếp công việc của mình, nếu có thể thì nhờ người phụ giúp để dành nhiều thời gian gắn kết với con hơn. Không gì thiêng liêng hơn tình mẫu tử, việc dõi theo con từ những ngày đầu đời sẽ tiếp thêm sức mạnh cho mẹ.

Mẹ nên hiểu rằng trạng thái xuống tinh thần sau sinh là chuyện thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Mẹ sẽ thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản, thế nhưng đừng giữ mãi những cảm xúc đó trong lòng mà mẹ nên tìm đến người bạn đời của mình hoặc những người thân thiết để tâm sự cũng như tìm sự giúp đỡ cho những khó khăn đang gặp phải. Ai ai cũng sẽ thông cảm rằng thời kỳ hậu sản là một giai đoạn khó khăn và sẵn sàng giúp đỡ.

Đôi khi, các nguyên nhân tắc tia sữa sẽ dẫn đến nhiều tình trạng kéo dài khiến mẹ lo lắng. Hãy nhanh chóng tìm đến chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ, một phần để kiểm tra xem có phát sinh bất thường hay không, một phần để cho mẹ cảm thấy an tâm hơn.

tredemo3.png

Nhờ sự trợ giúp để giải quyết nguyên nhân tắc tia sữa

 

Nuôi dưỡng bé khi mẹ tắc tia sữa

Nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh mổ chính là sữa mẹ. Các chuyên gia khuyên rằng dù mẹ bị tắc sữa thì vẫn nên tiếp tục cho con bú đều để sữa dễ lưu thông. 

Tuy nhiên, với những người mẹ mắc phải những nguyên nhân tắc tia sữa khiến cho lượng sữa giảm, thì con có thể sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ mẹ. Trong những trường hợp này, mẹ nên tham vấn ý kiến của chuyên viên y tế để được đánh giá & tư vấn giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Một lưu ý quan trọng đối với trẻ sinh mổ là do không được tiếp xúc với hệ vi sinh từ mẹ như phương pháp sinh thường nên bé sẽ bị thiếu hụt lợi khuẩn khiến cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Synbiotic độc quyền có chứng minh lâm sàng trên trẻ sinh mổ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ miễn chỉ sau 3 ngày và được duy trì nhiều tháng sau đó.

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x