Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Khóc dữ dội và xì hơi sau khi bú có thể là dấu hiệu của Hội chứng colic - hay còn gọi là hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này xảy ra phổ biến ở cả những trẻ khỏe mạnh. Hội chứng colic được định nghĩa là những cơn khóc không rõ nguyên nhân kéo dài đến hơn 3 tiếng một ngày, ít nhất 3 ngày 1 tuần trong vòng 1 tuần hoặc hơn1

Do không ai biết chính xác nguyên nhân nên người ta cho rằng hội chứng này có thể liên quan đến hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ. Dù vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì có nhiều cách để phát hiện và làm giảm triệu chứng nhé.

Cách đối phó với hội chứng colic ở trẻ sơ sinh

Mẹ hãy xem video ngắn dưới đây để hiểu thêm một số mẹo và lời khuyên giúp giảm các triệu chứng colic ở bé mẹ nhé.

Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng colic ở trẻ sơ sinh

Hội chứng colic là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một phần năm số trẻ sơ sinh2, bao gồm cả bé bú bình và bú sữa mẹ. Do đó, dù mẹ nhìn thấy trẻ đang khó chịu cũng đừng quá lo lắng nhé. Trẻ bị hội chứng colic không có nghĩa là bé không khỏe hay mẹ đã chăm sóc bé sai cách. Mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng colic như dưới đây: 

Bé nuốt khí khi đang bú - nếu trẻ nuốt sữa cùng với khí vào bụng sẽ dẫn đến bụng của bé bị đầy khí. Chính điều này sẽ dẫn đến chứng chướng bụng ở trẻ đấy3

Hệ tiêu hóa đang hoàn thiện - Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục hoàn thiện mỗi ngày. Do đó, khi trẻ bú, hệ tiêu hóa của trẻ có khả năng chưa tiêu hóa được hết lượng sữa mà trẻ dung nạp vào4

Phản ứng với thành phần có trong sữa - đường ruột của trẻ có thể trở nên nhạy cảm tạm thời với một số protein và đường có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức4,5

Mặc dù thực tế cần rất nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ những nguyên nhân gây ra hội chứng colic, nhưng vẫn có một vài cách đơn giản để mẹ và bác sĩ phát hiện triệu chứng đồng thời điều trị cho bé.

Nhận biết các triệu chứng của hội chứng colic 

Những triệu chứng của hội chứng colic thường rất khác nhau và thường xuất hiện sau khi trẻ bú và vào cuối buổi chiều tối. Vào khoảng thời gian khác thì mẹ sẽ thấy bé vẫn bình thường và vui vẻ đấy.

Rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khó khăn và kiệt sức khi phải đối phó với các triệu chứng mà hội chứng colic mang lại. Điều này cũng có thể gây áp lực đến các khía cạnh khác trong đời sống của bố mẹ. Chính vì thế đội ngũ Careline chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bố mẹ nếu mẹ muốn trao đổi về vấn này nhé.

Có một vài phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng. Trẻ có thể hết bị hội chứng colic khi đến bốn tháng tuổi, hoặc một vài trường hợp có thể kéo dài đến tháng thứ 6. Mặc dù hội chứng colic khó kiểm soát nhưng mẹ hãy yên tâm là không có bằng chứng nào cho thấy hội chứng này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé nhé5.

Bebe chorando no colo do pai

Có đến 20% trẻ bị mắc hội chứng colic.

Cách điều trị

Nếu thấy bé có bất kỳ triệu chứng colic nào, mẹ nên trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, dược sĩ và bác sĩ ngay nhé. Mẹ nên ghi chép lại tần suất trẻ khóc, khoảng thời gian giữa các lần bú cũng như các triệu chứng ban đầu. Dựa trên những thông tin đó, các chuyên gia sẽ có thể chẩn đoán được liệu bé có đang bị hội chứng colic hay không và cung cấp cho mẹ các phương pháp tốt nhất để điều trị. 

Nếu trẻ dưới một tuổi Công cụ Kiểm Tra Triệu Chứng sẽ giúp mẹ nắm bắt các triệu chứng ở trẻ để cung cấp cho bác sĩ cũng như cho mẹ những lời khuyên thực tế nữa đấy.

SỔ TAY CỦA MẸ

  • Mẹ hãy kiểm tra các triệu chứng của trẻ xem có giống với những triệu chứng được liệt kê bên trên không nhé.
  • Nếu trẻ dưới một tuổi, mẹ nên dùng Công cụ Kiểm Tra Triệu Chứng để ghi chép lại những triệu chứng của bé.
  • Xem xét các phương pháp điều trị và cách giải quyết hội chứng colic.
  • Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, dược sĩ, hoặc đặt một cuộc hẹn với bác sĩ.

1. Hyman PE et al. Gastroenterology 2006;130:1519–26.

2. Vandenplas Y et al. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2015;61(5):531-7.

3. NCT. Đối phó với các triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh [Online]. 2012. Tham khảo tại: www.nct.org.uk/parenting/coping-colic [Truy cập 10/2015].

4. Cirgin Ellett ML. Gastroenterol Nurs 2003;26(2):60-5. 5. NHS Choices. Hội chứng quấy khóc ở trẻ [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/Colic/Pages/Introduction.aspx [Truy cập 9/2015].

5. NHS Choices. Hội chứng quấy khóc ở trẻ [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/Colic/Pages/Introduction.aspx [Truy cập 9/2015].

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x