Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Dấu hiệu dị ứng sữa và hội chứng không dung nạp sữa ở trẻ

Có rất nhiều điểm giống nhau giữa biểu hiện không dung nạp sữa và dị ứng sữa ở trẻ như: đau bụng, ốm và tiêu chảy... Hơn nữa, 2 cụm từ này thường được sử dụng một cách lẫn lộn và chưa chính xác. Vì thế mẹ nên chú ý để nhận biết được sự khác nhau giữa các dấu hiệu, việc này sẽ hỗ trợ các chuyên gia chẩn đoán nhanh và chính xác hơn, đồng thời đề ra cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý.

Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì chế độ ăn uống của mẹ cần được điều chỉnh lại hoặc nếu trẻ bú bình thì đổi sang loại sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ dị ứng sữa. Với các bé dưới 1 tuổi Công cụ Kiểm tra triệu chứng của Aptamil và những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về những triệu chứng mà trẻ đang gặp phải.

 

Phân biệt dấu hiệu dị ứng sữa và chứng không dung nạp sữa ở trẻ nhỏ

Hiện tượng dị ứng sữa là hiện tượng hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với một hoặc nhiều loại protein có trong sữa, trong khi chứng không dung nạp sữa lại không liên quan đến hệ miễn dịch của bé. 

Không giống như hiện tượng dị ứng sữa, việc không dung nạp sữa xuất phát từ việc trẻ không tiêu hoá được một số chất có trong sữa, ví dụ như lactose. 

Điển hình nhất mà mẹ thường nghe nói là chứng không dung nạp lactose gây ra bởi việc cơ thể không sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ enzyme lactase để phân hóa lactose. Nếu cơ thể trẻ không tiêu hóa được lactose sẽ gây ra những vấn đề khó chịu cho trẻ như: tiêu chảy, đầy bụng và xì hơi. 

 

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ dị ứng với sữa

Nếu trẻ bị dị ứng sữa, cơ thể trẻ sẽ có các phản ứng mỗi khi được cho uống sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò. Một số trường hợp rất hiếm, trẻ cũng sẽ phản ứng lại khi uống cả sữa mẹ nếu mẹ có sử dụng sữa bò hoặc các sản phẩm làm từ sữa bò. Các triệu chứng khi dị ứng sữa bao gồm đau dạ dày, nôn ói, tiêu chảy, phát ban, mề đay, chàm và khó thở. Nếu các triệu chứng này xảy ra riêng rẻ, thì nguyên nhân có thể đến từ những vấn đề khác. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng ở cả 2 bộ phận trên cơ thể cùng lúc, như khó chịu ở dạ dày làm bé nôn ói và da có dấu hiệu nổi mề đay thì lúc này mẹ nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe. 

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng Công cụ Kiểm tra Triệu chứng. Công cụ này cung cấp những lời khuyên hữu ích và tổng hợp những triệu chứng để mẹ trình bày cùng dược sĩ, bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe. 

Những trẻ bị dị ứng sữa bò cũng thường dị ứng với sữa cừu và sữa dê vì chúng có chứa những loại protein tương đồng. Hiện nay, chưa có một loại xét nghiệm chẩn đoán nào dành riêng cho dị ứng sữa bò. Do đó, các bài xét nghiệm tổng hợp và hàng loạt những phương án loại trừ để thiết lập lại chế độ dinh dưỡng cho bé là rất cần thiết. Khi nghi ngờ bé bị dị ứng sữa, mẹ nên nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị cho bé đúng cách. Đồng thời cho bé thực hiện các xét nghiệm ngay khi có chỉ định từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.

 

Những thông tin mẹ cần cung cấp để hỗ trợ bác sỹ chẩn đoán

Mẹ nên cung cấp càng chi tiết về triệu chứng của bé càng tốt để quá trình chẩn đoán cho bé được nhanh chóng hơn. Mẹ hãy ghi chép vào nhật ký các triệu chứng của bé, bao gồm thời gian xuất hiện triệu chứng và triệu chứng kéo dài trong bao lâu để giúp bác sĩ xác định chứng bệnh hoặc loại trừ chứng dị ứng sữa ở trẻ. Ngoài ra, việc chụp lại hình ảnh những biểu hiện trên da của bé như phát ban cũng là những thông tin rất hữu ích. Nếu như trong gia đình có tiền sử dị ứng, mẹ cũng nên thông báo cho bác sĩ biết nhé.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, mẹ có thể đọc bài viết về cách chẩn đoán chứng dị ứng sữa bò.

 

Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị dị ứng sữa

Để khắc phục chứng dị ứng sữa ở trẻ, mẹ nên loại bỏ tất cả sản phẩm sữa bò khỏi chế độ ăn uống của bé. Việc đọc nhãn thành phần thực phẩm là yếu tố rất cần thiết, vì sữa bò có thể xuất hiện ở những sản phẩm mẹ không ngờ tới. Các luật về khai báo thông tin trên bao bì nhãn mác thực phẩm sẽ hỗ trợ mẹ biết được những sản phẩm nào mình cần tránh vì có các chất gây dị ứng phổ biến như sữa bò.

Đối với trẻ được chẩn đoán dị ứng sữa và đang sử dụng sữa công thức, các bác sĩ có thể chỉ định cho bé một loại sữa có công thức thuỷ phân mở rộng. Các loại protein trong công thức này đã được phân hoá thành những phần nhỏ để hệ miễn dịch của bé không bị kích ứng và đồng thời không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sữa.

Mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng sữa công thức từ đậu nành bởi những sản phẩm này có chứa chất phytoestrogen - một hợp chất có gốc thực vật tương đồng với estrogen có khả năng gây kích ứng với trẻ dị ứng sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò.

Đôi khi cũng sẽ xuất hiện những trường hợp hiếm gặp như bé bị kích ứng bởi các thành phần protein được chuyển hoá vào trong sữa mẹ từ những thực phẩm sữa mẹ sử hàng ngày. Vì thế, nếu bé được chẩn đoán dị ứng sữa bò và đang bú sữa mẹ, mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của mình phù hợp hơn chỉ sau khi đã tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.

Baby and mom

Khi trẻ lên 3 tuổi, hầu hết các bé sẽ khỏi chứng dị ứng sữa bò.

 

Mức độ phổ biến của chứng dị ứng sữa ở trẻ

Chỉ có khoảng 2 - 7.5% trẻ dưới 1 tuổi bị dị ứng sữa bò1. Khi trẻ được 3 tuổi, hầu hết các bé sẽ không còn tình trạng dị ứng sữa bò nữa. Nhưng một số trẻ vẫn có thể còn bị kéo dài đến 6 - 8 tuổi. Ngoài ra, vẫn có trường hợp chứng dị ứng sữa sẽ kéo dài đến khi trưởng thành nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng2.

 

Mẹ nên làm gì để nhận biết bé không dung nạp được lactose trong sữa?

Các bé gặp chứng không dung nạp lactose thường có các triệu chứng nhẹ hơn so với các bé bị dị ứng sữa. Chứng không dung nạp lactose thường biểu hiện ra bằng các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, đau bao tử nhưng không bị phát ban hay khó thở nhưdị ứng sữa. Thêm một điểm khác biệt là không dung nạp lactose thường không thể nhận biết qua xét nghiệm máu hay các xét nghiệm ngoài da. Tuy không nghiêm trọng như dị ứng sữa, nhưng những triệu chứng này vẫn có thể nhận biết được. Nếu bé dưới 1 tuổi, mẹ nên cân nhắc sử dụng Công cụ Kiểm tra Triệu chứng để có thể nhận được những lời khuyên và gợi ý hữu ích về tình trạng của bé cũng như những bước cần thực hiện tiếp theo.

Có 2 loại không dung nạp được lactose phổ biến. Trong đó, không dung nạp lactose nguyên phát được gây ra bởi sự thiếu hụt enzyme lactase. Hội chứng này thường xuất hiện ở người Tây Ban Nha, người châu Á và người Mỹ bản địa. Tuy nhiên, người châu Âu lại không phổ biến tình trạng này cũng như không thường găp phải những triệu chứng trong năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần loại bỏ hoàn toàn lactose khỏi chế độ ăn của bé vì đối với loại không dung nạp lactose cơ bản, tuỳ vào thể trạng của mỗi bé mà vẫn có thể tiêu hoá một lượng nhất định.

Không dung nạp lactose thứ phát thường được gây ra bởi sự tổn thương đường ruột, có thể là sau khi bị đau dạ dày nghiêm trọng. Nhưng tình trạng này thường là tạm thời, trẻ sẽ khỏi khi quá trình tổn thương đường ruột lành lại. Nếu tình trạng của bé quá nghiêm trọng, mẹ sẽ phải loại bỏ hoàn toàn sản phẩm có lactose trong chế độ ăn của bé trong một vài tuần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ đừng quá lo lắng về dị ứng sữa và chứng không dung nạp sữa ở trẻ. Vì mẹ hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh và các bé nhỏ cũng có thể gặp những cơn đau với các triệu chứng tương tự như vậy khi tiếp xúc với các bé khác. Nếu triệu chứng vẫn tiếp diễn hoặc mẹ nhận thấy có sự trùng hợp mỗi khi bé xuất hiện triệu chứng, thì mẹ nên tìm đến sự chỉ dẫn và lời khuyên từ bác sĩ nhé.

MẸ NÊN LÀM GÌ TIẾP THEO?

Nếu mẹ đang nghi ngờ trẻ bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp được sữa, mẹ cần lưu ý:

  • Ghi chép lại chi tiết về những triệu chứng của trẻ sau khi bú sữa hoặc nhập thông tin đó vào Công cụ Kiểm tra Triệu chứng của chúng tôi.
  • Chia sẻ về tình trạng của bé với bác sĩ
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc loại bỏ sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng của mẹ nếu mẹ đang cho bé bú. 

Mẹ lưu ý không nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình hoặc bé trừ khi nhận được chỉ dẫn từ một chuyên gia sức khoẻ.

1. Hill. et al (1986) JPaediatrics 109: 270-276

2. NHS Vương quốc Anh. Tài liệu pdf dị ứng sữa bò [Online]. Tham khảo tại: www.thh.nhs.uk/documents/_Patients/PatientLeaflets/paediatrics/allergies/PI008-Cows_milk_allergy_A4-May_13.pdf [Truy cập 7/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x