Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Girl picking red berries

Tầm quan trọng của từng thành phần dưỡng chất trong chế độ ăn uống lành mạnh cho bé trên 2 tuổi

Kiểm tra sức khỏe bé yêu

Nhu cầu vitamin và khoáng chất cho bé 

Bé yêu của mẹ đang lớn nhanh một cách lạ lùng. Quả là một giai đoạn hết sức thú vị. Ở tuổi này, bé cần chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều thành phần dưỡng chất để duy trì thể trạng lý tưởng. Đây là nền tảng cần thiết để về sau bé tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Mời mẹ tìm hiểu vai trò của các thành phần dưỡng chất thiết yếu, cũng như lý do tại sao các chất này cần thiết với bé. Mẹ cũng sẽ được chỉ dẫn một số món ăn phù hợp, qua đó giúp bé có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Chắp cánh cho giai đoạn phát triển của bé bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn sinh trưởng rất quan trọng. Bé lớn nhanh; tốc độ phát triển của bé khiến chính mẹ cũng phải bất ngờ. Trong giai đoạn này, cân nặng của bé tăng khoảng 40%, chiều cao tăng lên thêm 25%, các cơ quan, bộ phận trên cơ thể không ngừng lớn dần vì bé bỗng dưng lớn nhanh như thổi. 

Bé lớn quá nhanh, thật kinh ngạc. Hoạt động thể chất và trí não của bé được cải thiện rất nhiều. Mẹ còn nhớ cách đây không lâu bé yêu vẫn còn chập chững, liêu xiêu từng bước chân chưa vững, thế mà giờ đây bé đã biết chạy, biết nhảy rồi cơ đấy. Mới đầu bé chỉ biết nói lắp bắp vài từ không rõ ràng, giờ bé đã nói được những câu dài và phức tạp. Đến sinh nhật ba tuổi, bộ não của bé yêu đã 75% hoàn thiện rồi.

"Bé yêu của mẹ đang tuổi chập chững nên nhu cầu dưỡng chất của bé không giống nhu cầu của mẹ. Bé cần được cung cấp thật nhiều dưỡng chất để tiếp tục phát triển, còn thức ăn của mẹ chỉ cần vừa đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể hàng ngày của một người trưởng thành."

Để có đủ năng lượng và dưỡng chất đáp ứng tất cả nhu cầu phát triển trong giai đoạn này, chế độ ăn của bé chập chững phải thực sự tốt cho sức khỏe và phải chứa thật nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, nhu cầu dưỡng chất của bé khác xa nhu cầu của người lớn chúng ta. Có một số thành phần dưỡng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng vào thời điểm này để đặt nền móng vững chắc cho sức khỏe, sự phát triển thể chất cũng như khả năng học hành trong tương lai của bé.

Mẹ cần bổ sung các dưỡng chất quan trọng sau đây vào thực đơn của bé :

Sắt

Lượng dưỡng chất khuyến nghị tham khảo (RNI – Reference Nutrient Intake) đối với chất sắt ở lứa trẻ chập chững = 6,9mg mỗi ngày. RNI là lượng dưỡng chất được xem là vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của đa số mọi người, được Bộ Y Tế Hoa Kỳ khuyến nghị.

Sắt là khoáng chất vi lượng thực hiện nhiều chức năng thiết yếu trong cơ thể con người. Sắt rất cần thiết trong quy trình tạo hê-mô-glo-bin (haemoglobin), dạng protein có trong tế bào hồng cầu có chức năng chuyên chở dưỡng khí đi khắp cơ thể. Sắt còn hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, giúp bé có nền tảng trí tuệ chắc chắn, chuẩn bị cho cả một đời học hỏi, khám phá phía trước.

Xét về lượng chất sắt cần hấp thụ tính trên khối lượng và kích thước cơ thể, trẻ chập chững cần lượng sắt cao gấp gần 5 lần so với người lớn.

Dù sắt có trong nhiều thực phẩm, thực trạng hiện nay là vẫn có trên 50% trẻ chập chững tính tới năm 3 tuổi vẫn không nạp đủ lượng chất sắt khuyến nghị qua chế độ dinh dưỡng. Bé thiếu sắt sẽ suốt ngày mệt mỏi lừ đừ. Nếu thiếu sắt trầm trọng bé có thể bị bệnh thiếu máu. Bệnh này có thể dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng gây hại đến khả năng phát triển lâu dài của bé.  

Mẹ cần đảm bảo bé nạp đủ lượng sắt mỗi ngày. Các thức ăn sau đây có nhiều chất sắt:

Chất sắt động vật (dạng này dễ hấp thụ nhất):

  • Phân nửa ức gà, khoảng 60g có khoảng 0,3mg sắt

  • Thịt gà (phần chân, đùi gà), khoảng 60g thịt có khoảng 0,5mg sắt

  • Trứng gà luộc kỹ - 1 quả trứng có 1mg sắt

  • Thịt bò hoặc thịt cừu đút lò, xắt mỏng thành từng miếng – 1 miếng có 0,8mg sắt

  • Cá trích – một phần cá 50g có chứa 1,4mg sắt

Chất sắt thực vật:

  • Rau chân vịt – 1 thìa rau đã nấu chín có chứa 0,3mg sắt

  • Bông cải xanh – 1 bông (20g) có chứa 0,2mg sắt

  • Các loại đậu đút lò - 1 thìa đậu có 0,3mg sắt

  • Bánh mì nguyên cám – 1 miếng bánh mì cỡ vừa có 0,6mg sắt

  • Đậu lăng – 1 thìa đậu có 0,7mg sắt

  • Quả mơ sấy khô – 1 thìa mơ có 0,3mg sắt

  • Ngũ cốc ăn sáng có bổ sung tinh chất vi lượng – 1 chén nhỏ (30g) có chứa 2,3mg sắt

  • Sữa Aptamil Growing Up cho trẻ 1-2 tuổi – 300ml sữa có chứa 3,6mg sắt.

Cheese Can-xi là một chất quan trọng khác mà cơ thể của bé yêu cần phải nạp đủ để phát triển bộ xương ổn định. Lượng can-xi cần nạp cho bé chập chững, tương ứng khối lượng và kích thước cơ thể, cao gấp 3 lần nhu cầu của người lớn.

 

Can-xi

RNI can-xi bé cần = 350mg mỗi ngày.

Can-xi là chất cực kỳ cần thiết, giúp cho xương phát triển lành mạnh. Ngoài ra, can-xi còn hỗ trợ chức năng đông máu, chức năng cơ và thần kinh, giúp cho bé yêu có hàm răng khỏe mạnh khi lớn lên. 

Lượng can-xi cần cung cấp mỗi ngày cho bé yêu, tương ứng khối lượng và kích thước cơ thể, cao gấp 3 lần nhu cầu của người lớn. Ngoài ra bé cũng cần tiếp nạp đủ lượng vitamin D mỗi ngày thì cơ thể mới hấp thụ can-xi được.

Sữa là nguồn can-xi tuyệt vời cho bé. Tuy nhiên, trẻ chập chững không nên tiêu thụ hơn 600ml sữa mỗi ngày vì như thế trẻ sẽ rất no bụng, ảnh hưởng đến khả năng ăn thêm các loại thức ăn khác và nạp các dưỡng chất.

Nguồn thức ăn dồi dào can-xi mà mẹ cần đưa vào thực đơn của bé là:

  • Sữa nguyên kem – 100ml sữa cung cấp 118mg can-xi

  • Ya-ua – 1 hủ cỡ vừa (125g) cung cấp 152mg can-xi

  • Phô-mai tươi – 1 hủ cỡ vừa (55h) cung cấp 86mg can-xi

  • Phô-mai chaddar – 1 miếng nhỏ (20g) cung cấp 150mg can-xi

  • Đậu hủ - 1 miếng (20g) cung cấp 296mg can-xi

Kẽm

RNI của kẽm = 5mg mỗi ngày.

Kẽm là khoáng chất vi lượng thiết yếu có trong tất cả tế bào của cơ thể. Kẽm tham gia vào tiến trình sinh trưởng của cơ thể cũng như cơ chế trao đổi chất của xương, ảnh hưởng đến khả năng chữa lành của vết thương và có chức năng tạo enzyme. Kẽm cũng có ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của trẻ chập chững.

Tính toán tương ứng với trọng lượng và kích thước cơ thể, lượng kẽm cần cung cấp cho trẻ chập chững gấp đến 3 lần nhu cầu kẽm của người lớn. Khi trẻ được hấp thu một lượng kẽm phù hợp, cơ thể trẻ đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu trong suốt thời kỳ tuổi thơ. 

Các thực phẩm có nhiều kẽm dành cho chế độ dinh dưỡng của trẻ chập chững bao gồm: 

  • Thịt

  • Sữa

  • Sản phẩm từ sữa, ví dụ như phô-mai

  • Bánh mì

  • Ngũ cốc

Vitamin A

RNI của vitamin A = 400 microgram (0,4 mg)

Vitamin A có nhiều chức năng và đây là chất quan trọng, có tác động tới thị lực, da, và sức khỏe tế bào. Khi bé yêu hấp thụ được một lượng vitamin A phù hợp mỗi ngày, sức khỏe của bé trong tương lai sẽ ổn vì vitamin A có chức năng cải thiện chức năng đáp ứng miễn dịch.

Vitamin A có trong:

  • Phô-mai

  • Trứng

  • Bơ (spread) ít béo có bổ sung vi lượng

  • Ya-ua

Một nguồn tạo vitamin A khác là beta-carotene, một chất thường có trong các loại rau và trái cây có màu cam hoặc màu xanh đậm. Cơ thể bé có thể chuyển hóa chất này thành dạng vitamin A dung nạp được. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé chập chững nhiều rau củ quả giàu vitamin A, ví dụ như cà-rốt, khoai tây ngọt, củ cải Thụy Điển, xoài, rau chân vịt, bắp cải xanh đậm, và rau cải xoăn (kale).

Vitamin C

RNI của vitamin C = 30mg mỗi ngày.

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc vận hành chức năng hệ miễn dịch đang hoàn thiện của trẻ chập chững. Vitamin C cũng là chất chống o-xi hóa và kháng histamine tự nhiên rất hiệu quả. Mỗi ngày khi mẹ cung cấp đủ lượng vitamin C vào trong thực đơn của bé chập chững, mẹ đang giúp cho các cơ thế phòng vệ tự nhiên trong bé ngày càng vững chắc, chính cơ chế này sẽ bảo vệ sức khỏe cho bé trong suốt phần đời còn lại.

Tính toán tương ứng với trọng lượng và kích thước cơ thể, lượng viamin C mỗi ngày mà một trẻ chập chững cần hấp thụ cao gấp 4,5 lần so với nhu cầu của người lớn.

Các thực phẩm giàu vitamin C cho thực đơn hàng ngày của trẻ bao gồm trái cây tươi và rau xanh, đặc biệt là:

  • Rau chân vịt

  • Cà chua

  • Dâu tây, việt quất

  • Cam

  • Bông cải xanh

Vitamin D1

RNI của vitamin D = 7 microgram mỗi ngày.

Chúng ta đều biết vitamin D là dưỡng chất thiết yếu có vai trò hỗ trợ quá trình phát triển xương. Vitamin D còn có nhiều chức năng quan trọng khác như xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ cơ thể bé chập chững đang trong tuổi lớn nhanh, hỗ trợ chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Vitamin D được tổng hợp khi da người tiếp xúc với ánh nắng, có khả năng giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng.  

Nguồn vitamin chính yếu là tia UVB phát ra từ mặt trời. Thật đáng tiếc, với vị trí hoành độ trên bản đồ, nước Anh chỉ nhận đủ lượng ánh nắng mặt trời từ tháng tư đến tháng mười hai. Chúng ta thường dùng kem chống nắng thoa lên da của bé để bảo vệ làn da nhạy cảm dưới ánh nắng, nên vô hình trung cản trở cơ hội được nhận đủ lượng vitamin D tự nhiên của bé.

Tính bình quân, các bé chập chững đang hấp thụ một lượng vitamin D rất thiếu hụt, chỉ bằng 27% lượng vitamin D khuyến nghị mỗi ngày mà bé cần được cung cấp (chỉ tính từ nguồn thực phẩm).

Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, nhưng nếu chỉ thông qua đường thực phẩm, các bé rất khó nạp đủ lượng khuyến nghị. Vì lý do này, các chuyên gia y tế thường đề nghị các mẹ mỗi ngày nên cho các bé chập chững dùng thêm sản phẩm có chứa nhiều vitamin D. Các thuốc nhỏ vitamin hoặc sản phẩm sữa bổ sung khoáng chất vi lượng dành cho trẻ chập chững sẽ cung cấp cho trẻ nguồn vitamin D cần dùng.

Bước tiếp theo

Xen giữa bữa ăn chính, mẹ nên cho bé yêu dùng thêm những món ăn xế có nhiều dưỡng chất để bổ sung cho đủ lượng dinh dưỡng khuyến nghị:

  • Cà-rốt xắt que dài, ăn với xốt hummus

  • Táo xắt lát phết bơ đậu phộng hoặc phô-mai kem

  • Ya-ua ăn kèm với một lát chuối

  • Bánh mì que phết bơ nướng

  • Một quả trứng luộc kỹ

Khi bé yêu được 2 tuổi, bắt đầu trải nghiệm nhiều loại thực phẩm mới, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm Aptamil Pronutra+ 4 chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, giúp bé có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, hỗ trợ bé phát triển khoẻ mạnh.

Sản phẩm Aptamil Pronutra+ 4 với công thức ưu việt:

  • Kết hợp Prebiotics GOS/FOS tỷ lệ (9:1) hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường miễn dịch.
  • Hàm lượng DHA giúp bé phát triển trí não.

·        Giàu chất Sắt cùng các Vitamin A, C và vitamin D thiết yếu hỗ trợ bé mắt sáng tinh anh cùng hệ miễn dịch tối ưu.

1. Diễn đàn trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Ngăn ngừa thiếu vitamin D ở trẻ mới biết đi [Online]. Tham khảo tại: www.infantandtoddlerforum.org/vitamin-d-deficiency#.U3KTWqJrnXR [[Truy cập 5/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x