Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 14

Vitamin K đi đôi với Kale (Cải xoăn)

Đến tuần 14, hai quả thận của bé yêu đã bắt đầu làm việc để xử lý lượng nước ối mà bé nuốt vào người. Mí mắt của bé đang phát triển. Các móng tay, móng chân bé xíu bắt đầu xuất hiện ở đầu ngón tay và ngón chân. Mời mẹ cùng tìm hiểu lý do tại sao vitamin K lại quan trọng vô cùng đối với sản phụ. Phải làm sao để đảm bảo cả mẹ và bé đều nhận được đủ lượng vitamin K.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu trong tuần thứ 14 của thai kỳ

Ngón tay, ngón chân bé bắt đầu cục cựa rồi đấy

Giờ thì thai nhi đã đạt kích thước 85mm chiều dài. Bé yêu bắt đầu biết luyện tập các cử động hô hấp2, dù rằng lúc này bé vẫn đang được cấp dưỡng khí hoàn toàn bằng cuốn rốn của nhau thai. Đến tuần thứ 14 của thai kỳ, hai quả thận của bé bắt đầu làm việc. Lúc này bé đã bắt đầu nuốt vào người một lượng nhỏ nước ối1. Nước ối từ miệng đi vào bao tử của bé, đi qua thận, rồi thải trở lại vào bầu nước ối trong tử cung dưới dạng nước tiểu1.  

Vào khoảng tuần thứ 14, bé cử động ít thất thường hơn trong bụng mẹ, bởi lẽ lúc này bé bắt đầu biết trở người, biết duỗi tay, biết xoay cổ tay và chân2. Mí mắt, móng tay, móng chân, và thậm chí một ít tóc trên đầu bé bắt đầu mọc ra2. Cơ thể bé còn mọc ra một loại lông đặc biệt gọi là lông đẹn. Lông đẹn phủ đầy cơ thể bé, có chức năng giữ ấm cho bé trong những tuần lễ đầu tiên3. Lông đẹn sẽ rụng trong các tuần lễ sau khi cơ thể bé bắt đầu phát triển một lớp mỡ3. Một sự phát triển quan trọng khác trong giai đoạn này là phần cổ của bé tiếp tục dài ra, như thế phần cằm không còn tựa trên ngực bé nữa4

Có đủ K, mọi chuyện sẽ OK

Mẹ phải nạp đủ lượng vitamin K vì đây là một phần trong chế độ dinh dưỡng cân bằng. Vitamin K hết sức thiết yếu vì nó hỗ trợ chức năng đông máu và đảm bảo sức khỏe cho xương5, nhưng người lớn chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ - khoảng 0.001mg mỗi ngày trên một kilogram trọng lượng cơ thể6. Lượng vitamin K thừa chưa cần dùng đến ngay sẽ được dự trữ trong gan, nên nếu đã thừa K thì chúng ta không cần nạp thêm K trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày7

Nếu bé yêu không được cung cấp đủ lượng vitamin K trong thai kỳ, bé sẽ bị bệnh rối loạn đông máu, một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh8. Tình trạng thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh là khá hiếm gặp, nhưng dù gì thì sau khi chào đời bé cũng sẽ được tiêm một liều vắc-xin tăng cường.

Các sản phẩm vitamin tổng hợp có thể chứa độc tố6. Vì thế, mẹ đừng dùng thuốc bổ chứa vitamin K mà hãy ăn thật nhiều thực phẩm giàu vitamin K trong thời gian mang thai, như thế cả mẹ và bé yêu sẽ có đủ vitamin K.

"Các loại salad tươi và các loại rau lá xanh có hàm lượng vitamin K khá cao, cùng nhiều dưỡng chất khác."

_

Các thực phẩm có nhiều vitamin K như9:

  • Các loại rau lá, rau xanh, chẳng hạn như rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn (kale)
  • Dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành
  • Trứng
  • Thịt nạc
  • Các chế phẩm từ sữa

 

BƯỚC TIẾP THEO

Sau đây là một số ý tưởng giúp mẹ bầu chuẩn bị bữa ăn chính và ăn vặt giàu vitamin K, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh và cân bằng:

  • Rau xào với dầu đậu nành
  • Bánh mì dẹt (tortilla) phô-mai ăn kèm với rau chân vịt
  • Bữa trưa ăn kèm xà lách trộn
  • Salad rau chân vịt ăn kèm với gà nướng
  • Sinh tố sữa, ya-ua, kèm một loại quả mọng mẹ thích

1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 13-16 [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-13-14-15-16.aspx [Truy cập 7/2014]

2. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013.

3. Curtis GB, Schuler J. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần. 7th ed. Cambridge: Fisher books, 2011.

4. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009.

5. Liên minh Châu Âu. Quy định của Ủy ban (EU) Số 432/2012 ngày 16 tháng 5 2012 về việc thiết lập danh sách các cam kết về sức khỏe nhờ vào thực phẩm, ngoài những vấn đề liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh; sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. OJ L 136 2012;1-40.

6. Sở Y tế. Báo cáo về các chủ đề y tế và xã hội 41. Giá trị tham khảo chế độ ăn uống về năng lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm tại Vương Quốc Anh. London: TSO, 1991.

7. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Vitamin K [Online]. 2012. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/vitamins-minerals/Pages/Vitamin-K.aspx [Truy cập 7/2014]

8. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Điều gì xảy ra ngay sau khi sinh? [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/Pages/what-happens-straight-after-the-birth.aspx [Truy cập 7/2014]

9. Gandy J (ed). Hướng dẫn Thực hành chế độ ăn. 5th ed. Oxford: Wiley Blackwell, 2014. p. 759.

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x