Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 28

Hô hấp dễ dàng

Mẹ bắt đầu bước vào ba tháng cuối thai kỳ. Bé yêu đang tăng trọng khá nhanh vì cơ thể bé đang trữ mỡ dưới da. Phổi đã phát triển đủ để có thể thở ngay từ tuần lễ này nếu có bị sinh non đi nữa. Một số sản phụ bước vào ba tháng cuối thai kỳ có thể bị chuẩn đoán bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Mẹ hãy tìm hiểu để biết: nếu chẳng may bị bệnh này thì cần thay đổi lối sống như thế nào để khắc phục.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 28 của thai kỳ

Tích lũy mỡ trong tuần 28

Đến tuần 28 thai kỳ, bé yêu của mẹ đã được hình hài hoàn thiện, nặng hơn 907gram một chút1. Đa số các hệ thống bên trong cơ thể bé đang làm việc ổn định, bây giờ cơ thể sẽ tập trung cho sự tăng trưởng, tức là lớn lên về kích thước. Trong tiến trình này, cơ thể bé sẽ tích tụ mỡ1 để giữ ấm cho bé sau sinh.

Tới giai đoạn này bé yêu đã phát triển khá là hoàn thiện. Nếu chẳng may bị sinh non vào lúc này, phổi của bé vẫn có đủ khả năng hít thở không khí, đương nhiên là với sự trợ giúp của máy trợ thở2.

"Đến tuần 28, phổi của bé đã phát triển đủ có thể hít thở không khí được rồi."

_

Mẹ có nghe thấy nhịp tim của bé yêu chưa nào? Trong giai đoạn này tần suất đi khám thai tiền sản sẽ tăng lên, chuyên viên hộ sinh sẽ kiểm tra thai thường xuyên. Mẹ sẽ nghe được nhip tim thai qua thiết bị siêu âm hoặc ống nghe của bác sĩ. Nhịp tim của bé đã giảm xuống còn khoảng 140 nhịp một phút. Bố đã có thể nghe được nhịp tim của bé bằng cách áp tai vào bụng mẹ1.

Khi bé lớn lên, không gian trong bụng mẹ sẽ chật chội hơn, bé sẽ khó xoay trở như trước, cho nên một cú duỗi người, một cú đạp nhẹ của bé mẹ cũng cảm nhận mồn một.

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Để đảm bảo bé yêu nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiêt và phát triển khỏe mạnh, mẹ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng trong thời gian mang thai. Chế độ ăn uống này cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của chính mẹ. Một số chị em mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, thường rơi vào giai đoạn ba tháng cuối3. Tại sao một số chị em lại dễ bị bệnh này hơn người khác, có một số nguyên nhân, có thể là do bị thừa cân, rồi chỉ số khối của cơ thể cao hơn 304.

"… Một số chị em mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, thường rơi vào giai đoạn ba tháng cuối."

_

Nếu bị bệnh này có nghĩa là cơ thể mẹ không sản xuất đủ lượng hóc-môn insulin, một loại hóc-môn có chức năng kiểm soát lượng đường glucose trong máu. Hậu quả là lượng đường trong máu quá cao3.

Nhu cầu insulin gia tăng trong thai kỳ vì thực ra chính thai nhi đang lớn cũng cần nạp insulin. Xuyên suốt thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên được xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có lẫn glucose trong nước tiểu của mẹ hay không, một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của mẹ đang cao. Nếu nồng độ glucose trong máu của mẹ cao, nhiều khả năng bệnh vẫn điều trị được bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống lại cho cân bằng và tập thể dục. Một số chị em có thể phải uống thuốc trị bệnh. Bệnh tiểu đường trong thai kỳ mà không được điều trị hết có thể đưa đến biến chứng sau sinh.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tiểu đường trong thai kỳ, và phải thay đổi lối sống ra sao để khắc phục nếu bị bệnh.

BƯỚC TIẾP THEO

Nếu mẹ đi xét nghiệm ra kết quả là bị tiểu đường trong thai kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên để kiểm soát bệnh này. Một số lời khuyên giúp mẹ thay đổi lối sống hàng ngày4:

  • Ăn uống điều độ – không bỏ bữa
  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường máu (GI) thấp (tức là: các thực phẩm bị phá vỡ liên kết chậm hơn trong cơ thể, giữ mức đường máu ổn định)
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Hạn chế ăn đường
  • Tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa
  • Kiểm soát lượng ca-lô-ri nạp vào

1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 25-28 [Online]. 2015. Tham khảo tại: http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx [Truy cập 8/2016]

2. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p.44.

3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bệnh tiểu đường thai kỳ - Giới thiệu [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/gestational-diabetes/Pages/Introduction.aspx [Truy cập 8/2016]

4. Đại học Sản Phụ Hoàng gia. Thông tin cho bạn: Bệnh tiểu đường thai kỳ [Online]. Tham khảo tại: www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/pi-gestational-diabetes.pdf [Truy cập 8/2016].
5. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bệnh tiểu đường thai kỳ - Điều trị [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/gestational-diabetes/Pages/Treatment.aspx  [Truy cập 8/2016]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x