Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 34

Hoàn thiện cấu trúc xương

Đến tuần lễ 34 của thai kỳ, bé sẽ tăng trọng vì cơ thể bé tích lũy lớp mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt và giữ ấm sau khi chào đời. Xương cốt của bé tiếp tục cứng dần trong giai đoạn này. Mẹ nên tiếp tục nạp vào nhiều món ăn bổ dưỡng để cả mẹ lẫn con đều khỏe. Bây giờ nếu mẹ hình thành được thói quen ăn uống lành mạnh thì về sau sẽ dễ dàng hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết cho bé, nhất là khi mẹ bắt đầu cho bé bú.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 34 của thai kỳ

Xương tiếp tục cứng vững trong tuần 34

Đến tuần 34 của thai kỳ, bé yêu đã đạt trọng lượng khoảng 2.2kg, chiều dài đầu-mông đạt 31cm1. Bé tăng trọng một phần cũng do xương đang trong thời kỳ cứng vững và chắc chắn hơn. Chỉ có một ngoại lệ, đó là các mảnh xương ở phần đầu vẫn sẽ mềm như thế xuyên suốt thai kỳ. Lý do là vì xương đầu sẽ cần cử động linh hoạt và thích ứng với các áp lực khi mẹ chuyển dạ và sinh con2.

"Hệ miễn dịch của em bé vẫn trong quá trình phát triển - nó sẽ hoàn thiện dần trong thai kỳ và sẽ ổn định khi bé bước vào giai đoạn thiếu nhi."

_

Nhiều hệ thống quan trọng trong cơ thể bé đã đi vào vận hành trong tuần 34 thai kỳ, nhưng hệ miễn dịch thì vẫn đang trong tiến trình phát triển2. Sau khi bé chào đời nó vẫn tiếp tục phát triển. Dòng sữa mẹ hỗ trợ cho sự phát triển của hệ miễn dịch bé yêu sau sinh, vì trong sữa mẹ có các tố chất bảo vệ, chẳng hạn như kháng thể2.

Nếu mẹ nhìn thấu được vào trong tử cung của chính mình, mẹ sẽ thấy các móng tay nhỏ xíu đang mọc ra ở đầu ngón tay bé. Nếu thai nhi là bé trai, tới giai đoạn này mẹ sẽ nhìn thấy tinh hoàn của bé, mặc dù cũng có một số trường hợp bé trai có tinh hoàn ẩn lúc chào đời. Hiện tượng này sẽ tự khỏi trong năm đầu đời của bé3.

Giờ là lúc nhà mình nên sửa soạn đồ đạc bỏ vào túi hành lý đi là vừa, vì ngày dự sinh đã đến gần lắm rồi. Mẹ nên sửa soạn thật kỹ cho ngày trọng đại này, xem cần bỏ vào đó món vặt ưa thích nào vào đấy để dành cho lúc chuyển dạ. Mẹ nên nhớ là thực ra chỉ có 5% các bé chào đời đúng ngày dự sinh, cho nên có ngày dự sinh là tốt lắm, nhưng dù gì thì đó cũng chỉ là dự sinh mà thôi1.

Thiết lập thói quen lành mạnh đến khi cho con bú

Sau khi bé yêu ra đời, cơ thể mẹ tiếp tục sản sinh tất cả các dưỡng chất cần thiết cho bé - toàn bộ có trong dòng sữa mẹ. Trước và sau khi sinh, cơ thể mẹ luôn dành cho bé yêu ưu tiên chăm sóc số một, vì thế mẹ nên đảm bảo hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng theo chế độ cân bằng, sao cho mẹ tròn con vuông.

“Thói quen ăn uống lành mạnh mà mẹ đã duy trì thành công trong lúc mang thai cũng sẽ giữ nguyên vai trò quan trọng của nó khi mẹ bắt đầu cho con bú.”

Một số dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ cũng sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn vài tháng đầu đời của bé, cụ thể là:

  • Vitamin D - hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của xương em bé4. Khi mẹ nạp bổ sung vitamin D sau khi sinh em bé, mẹ sẽ hấp thụ đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày 10mcg.
  • LCP, nhất là DHA - hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và mắt của em bé5. Mẹ có thể bổ sung DHA bằng cách mỗi tuần ăn tối đa hai khẩu phần cá có mỡ.
  • Chất sắt - hỗ trợ cho sự phát triển nhận thức não bộ6 cho giai đoạn hiện tại và cả sau khi sinh em bé. Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng có mặt trong tế bào hồng cầu, có vai trò rất quan trọng vì sắt có chức năng lưu chuyển dưỡng khí đi khắp cơ thể. Thực phẩm giàu chất sắt gồm có: thịt, cá có mỡ, các loại rau xanh có lá, các loại đậu.

Một khía cạnh khác mẹ cũng nên để ý trong thời gian cho con bú đó là duy trì đủ lượng nước nạp vào cơ thể. Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để có thể tạo sữa. Các chị em phụ nữ đang cho con bú mỗi ngày nên nạp bổ sung 700ml, bên cạnh mức khuyến nghị cho một người bình thường là 2 lít8. Như vậy mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 10-11 ly nước. Đừng quên rằng khi mẹ uống trà, cà phê, sữa, nước ép trái cây, nước canh, sinh tố là mẹ cũng đang nạp nước cho cơ thể mỗi ngày đấy.

Mẹ cần uống thật nhiều nước trong vài tuần cuối của thai kỳ, vì vậy nếu mẹ lo ngại rằng mẹ không uống đủ nước, giờ là lúc mẹ cần chăm uống nước hơn, và thiết lập thói quen uống nước ổn định.

BƯỚC TIẾP THEO

Các loại cá có dầu mỡ là nguồn cung cấp dưỡng chất rất ích lợi, bao gồm vitamin D, sắt, omega 3 LCP. Mẹ hãy thử tham khảo các ý tưởng sau đây để có được những bữa ăn vặt và ăn nhẹ lành mạnh. Các món ăn sau đây đều là thực phẩm lý tưởng cho giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ và giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ chỉ cần nhớ là mỗi tuần chỉ nên ăn giới hạn 2 khẩu phần cá thôi, vì cá có thể chứa chất ô nhiễm gây hại9.

  • Bánh mì nướng kẹp cá trích và cà chua tươi xắt lát
  • Bánh bích quy giòn nguyên cám ăn với cá thu và dưa leo xắt sợi dài
  • Bít-tết cá ngừ tươi ăn với khoai tây và đậu xanh
  • Cá hồi xông khói trộn salad và một ổ bánh mì nguyên cám
  • Cá mòi kho khô ăn với salad khoai tây và lá xà-lách

1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 33-36 [Online]. 2015.Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx [Truy cập 8/2016].

2. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 46-9.

3. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 307.

4. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 277, 22.10.2009, pp. 3–12.

5. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 119, 7.5.2011, pp. 4–9.

6. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 279, 23.10.2010, pp. 13–17.

7. Liên minh Châu Âu. Quy định của Ủy ban (EU) Số 432/2012 ngày 16 tháng 5 2012 về việc thiết lập danh sách các cam kết về sức khỏe nhờ vào thực phẩm, ngoài những vấn đề liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh; sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. OJ L 136, 25.5.2012, pp. 1–40.

8. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu. Ý kiến khoa học về giá trị tham khảo chế độ ăn uống đối với nước. EFSA Journal 2010; 8(3):1459 p. 48.

9. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Những thực phẩm cần tránh trong thai kỳ [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/foods-to-avoid-pregnant.aspx [Truy cập 8/2016].

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x