Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 31

Tất cả vì đôi mắt bé yêu

Trong tuần thứ 31 thai kỳ, dù tốc độ tăng trưởng của thai nhi có chậm đi đôi chút, cơ thể thai nhi vẫn trong giai đoạn phát triển khi màu mắt dần hình thành. Vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt - dưỡng chất cần thiết hỗ trợ phát triển chức năng nhận thức não bộ của bé.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 31 của thai kỳ

Hình thành màu mắt vào tuần 31 thai kỳ

Chiều dài đầu-mông của bé đạt tầm 28cm, cân nặng khoảng 1,5kg. Trọng lượng của bé vẫn tiếp tục tăng vào tuần thứ 31 thai kỳ nhưng tốc độ tăng có chậm đi đôi chút1. Tuy nhiên, lượng nước ối trong tử cung sẽ bắt đầu gia tăng. Cho đến khi chào đời, bé sẽ liên tục hít2 và nuốt nước ối vào bụng, sau đó bài tiết ra tử cung dưới dạng nước tiểu3.

"Lúc này, màu mắt đang phát triển nhưng phải vài tháng sau mới hoàn thiện màu mắt thật sự."

_

Khoảng tuần thứ 31 thai kỳ, màu mắt bé bắt đầu hình thành. Tuy đa số trẻ em gốc da trắng có màu mắt xanh dương khi chào đời, màu mắt thực sự của bé phải cần vài tháng sau mới hoàn thiện.

Dù màu mắt có là gì đi nữa, mắt của sbé lúc này đã bắt đầu phản ứng với ánh sáng, đồng tử giờ đã co giãn được rồi. Mí mắt đã phát triển đầy đủ, giúp bé nhắm mở mắt tùy ý. Hãy đọc bài mắt bé sơ sinh để biết thêm chi tiết.

Mẹ có tác động đến màu mắt bé được không?

Màu mắt bé phụ thuộc rất nhiều vào gien di truyền. Không có thực phẩm hay tác động ngoại tại nào có thể thay đổi được màu mắt, dù trước hay sau khi sinh. Nếu mẹ và bố có cùng màu mắt, khả năng cao là bé cũng có màu tương tự, tương đối thôi nhé. Gien của toàn bộ gia đình, bao gồm cả ông bà, có thể hòa lẫn trong bé và dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. 

Vitamin C – Tăng cường hấp thu sắt

Với các chức năng nhận thức não bộ đang phát triển, mẹ phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ lượng sắt, cùng vitamin C cần thiết để đẩy mạnh hấp thu chất sắt từ thực vật. Vitamin C lá dưỡng chất thiết yếu đối với chức năng bảo vệ tế bào, hỗ trợ tái tạo collagen, góp phần hình thành nên xương sụn, gân, xương và da4. Vì thế, vitamin C phải luôn có mặt trong chế độ dinh dưỡng của mẹ suốt thai kỳ.    

"Vitamin C hỗ trợ hấp thụ sắt, dưỡng chất cần thiết cho chức năng nhận thức não bộ của bé."

_

Vì lý do này, mẹ nên nạp vitamin C trong khi hoặc sau khi ăn các thực phẩm giàu chất sắt. Ví dụ, dùng một ly cam ép kèm với rau củ xào, cá hồi và bông cải nướng, hoặc trái kiwi và vài hạt điều.

Phần lớn các mẹ có khả năng duy trì đủ lượng sắt trong máu chỉ với chế độ dinh dưỡng cân bắng. Nhưng mẹ có thể sẽ cần đến thuốc bổ nếu như lượng sắt trong cơ thể quá thấp đấy5.

Vitamin C và sắt có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên, nên mẹ có thể dễ dàng thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng. Hàm lượng vitamin C khuyến nghị (RNI) mỗi ngày trong suốt thai kỳ là 40mg, bổ sung 10mg trong ba tháng cuối của thai kỳ6.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ nhớ bổ sung một trong các thực phẩm giàu vitamin C sau đây vào bữa ăn nhé:

  • Trái cây – cam, kiwi, dâu tây hoặc việt quất.
  • Nước chanh xanh hoặc chanh vàng
  • Nước ép trái cây
  • Bông cải xánh hấp
  • Lá rau chân vịt sống
  • Cà chua
  • Bắp cải Brussels

1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 46.

2. NHS UK. Túi ối là gì? [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/chq/Pages/2310.aspx?CategoryID=54 [Truy cập 8/2016].

3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 29-32 [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-29-30-31-32.aspx [Truy cập 8/2016].

4. Liên minh Châu Âu. Quy định của Ủy ban (EU) Số 432/2012 ngày 16 tháng 5 2012 về việc thiết lập danh sách các cam kết về sức khỏe nhờ vào thực phẩm, ngoài những vấn đề liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh; sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. OJ L 136, 25.5.2012, pp. 1–40.

5. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 279, 23.10.2010, pp. 13–17.

6. Tổ chức dinh dưỡng Anh. Khoáng chất và nguyên tố vi lượng. [Online]. 2009. Tham khảo tại: www.nutrition.org.uk/nutritionscience/nutrients/minerals-and-trace-elements?start=15 [Truy cập 8/2016].

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x