Thai kỳ tuần thứ 7
Đôi tay của tuyệt tác
Đến tuần 7 thai kỳ, chồi cánh tay bé bắt đầu xuất hiện; hai bàn tay phẳng có hình dạng giống như mái chèo đang thành hình. I-ốt hỗ trợ quá trình tăng trưởng của bé yêu trong giai đoạn này. Mẹ hãy cùng tìm hiểu để biết các loại thực phẩm có chứa i-ốt, và lý do tại sao mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung i-ốt cho bữa ăn hàng ngày.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần thứ 7 thai kỳ
Hai bàn tay xuất hiện
Khi thai 7 tuần tuổi, chiều dài cơ thể bé yêu đạt khoảng từ 42 đến 10mm3. Thai nhi giờ đã có diện mạo tương đối giống một em bé rồi đó3; chồi cánh tay dài ra, hai bàn tay phẳng có hình mái chèo đang lộ diện3.
Vào giai đoạn này, phần đầu của bé có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với phần thân, cho thấy quá trình phát triển não bộ rất nhanh và mạnh mẽ đang diễn ra trong cơ thể bé3. Tim của bé cũng đang thành hình, có vách ngăn chia tâm thất, tâm nhĩ trái phải. Cũng trong lúc đó, các đường ống dẫn khí đang thành hình bên trong hai buồng phổi - chúng sẽ sớm phát triển thành một mạng lưới phế quản phức tạp4.
Nếu mẹ nhìn được khuôn mặt của con yêu vào lúc này, mẹ sẽ thấy hai lỗ mũi nhỏ xíu của con. Miệng bé dần rõ nét, có môi, lưỡi, và các chồi răng cũng đang lộ diện dần2. Mắt và các cấu trúc tai trong đang tiếp tục phát triển, một thời gian nữa các chức năng này mới hoạt động ổn định3.
Mẹ có đang hấp thụ đủ lượng i-ốt?
I-ốt là khoáng chất có trong một số thực phẩm có chức năng hỗ trợ tuyến giáp sản sinh các hóc-môn cần thiết5. Các hóc-môn này chi phối quá trình trao đổi chất, giúp các tế bào khỏe mạnh6. Khoa học đã chứng minh i-ốt có công dụng hỗ trợ chức năng nhận thức não bộ7. Một nghiên cứu quan trọng đã chứng minh được rằng các bà mẹ không nạp đủ i-ốt trong thai kỳ sinh ra các bé có chức năng nhận thức não bộ kém hơn so với trường hợp các mẹ nạp đủ i-ốt8. Các nghiên cứu trên khiến cho giới chuyên gia nhận ra rằng i-ốt có vai trò quan trọng hơn hẳn so với những gì trước đây họ đã tưởng.
Hàm lượng i-ốt khuyến nghị hằng ngày (RNI) ở phụ nữ tuổi từ 19 đến 50 là 0.14mg9. Duy trì mức độ hấp thụ i-ốt vừa đủ trong thai kỳ sẽ giúp cho bé yêu tăng trưởng bình thường, đồng thời điều chỉnh hóc-môn tuyến giáp của mẹ.
Một nghiên cứu do NHS (Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia) thực hiện năm 2011 đã cho ra kết quả là nhiều bạn nữ trong độ tuổi vị thành niên ở Anh đã không nạp đủ lượng i-ốt từ bữa ăn hàng ngày10. Các phát hiện này phản ánh thực trạng hàm lượng i-ốt trong chế độ dinh dưỡng của đại đa số người dân ở Anh11. Nếu mẹ không rõ là mẹ có đang hấp thụ đủ lượng i-ốt hay không, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên hộ sinh về vấn đề này mẹ nhé.
Bước tiếp theo
Thay thế muối thông thường bằng muối chứa i-ốt là một cách tuyệt vời để cung cấp lượng i-ốt. Mẹ cũng có thể tăng hàm lượng i-ốt bằng cách ăn các món sau trong chế độ dinh dưỡng cần bằng của mẹ12,13.
- Cá tuyết chấm đen (haddock)
- Cá tuyết
- Tôm và hải sản an toàn cho sản phụ (cần được nấu chín)
- Sữa
- Ya-ua
- Rong biển
Những bài viết liên quan
Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.