Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 10

Thực phẩm cho trí não

Trong tuần 10 của thai kỳ, bộ não của bé đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Sắt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển khả năng nhận thức não bộ của bé, đồng thời duy trì mức năng lượng ổn định cho mẹ. Mẹ hãy tìm hiểu xem cần làm gì để cung cấp đủ chất sắt trong chế độ dinh dưỡng; dưỡng chất nào có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của mẹ.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu trong tuần thứ 10 của thai kỳ

Giai đoạn phát triển trí não

Đến tuần 10 thai kỳ, bé yêu đạt chiều dài cơ thể khoảng 3-4cm1,2. Thoạt nhìn thì thai đã bắt đầu có hình hài của một em bé, nhưng phần đầu của thai nhi vẫn còn rất lớn so với phần thân - dấu hiệu cho thấy toàn bộ các quá trình phát triển trong não bộ đang diễn ra trong tuần 103.

Các mầm răng bé xíu đang hình thành trong miệng, xương hàm vẫn phát triển tiếp tục. Các ống tai tí hon cũng đang thành hình4; phần còn lại của cơ thể, xương và sụn đang bắt đầu dài ra2.

Sắt: Thực phẩm quan trọng cho bộ não

Sắt là một trong các dưỡng chất thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh của sản phụ. Các tế bào máu cần có sắt để chuyên chở dưỡng khí cho khắp cơ thể, và cho cả thai nhi. Bé yêu cần được cung cấp đủ sắt để phát triển nhận thức não bộ ổn định.

Việc nạp đủ sắt sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng tạo tế bào hồng cầu và hê-mô-glô-bin (haemoglobin) trong máu, hỗ trợ chức năng luân chuyển dưỡng chất khi đi khắp cơ thể5. Khi cơ thể có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, nguy cơ bị bệnh thiếu máu sẽ giảm thiểu. Một số người bị bệnh thiếu máu do suy kiệt chất sắt. Bệnh lý này có thể khiến mẹ lừ đừ, mệt mỏi và khó thở.

"Mẹ nên kết hợp các món ăn giàu chất sắt với các thực phẩm giàu vitamin C có chức năng hỗ trợ hấp thụ sắt. Trái cây và nước ép trái cây là lý tưởng nhất."

Trong các lần kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ, bác sĩ sẽ đo hàm lượng sắt trong cơ thể mẹ. Nhưng nếu bỗng dưng cảm thấy lừ đừ trong người thì hãy báo cho chuyên viên hộ sinh hoặc bác sĩ biết ngay. Có thể mẹ sẽ cần nạp thêm sắt hoặc uống thuốc sắt trong một thời gian nhất định.

Hàm lượng sắt hấp thụ khuyến nghị mỗi ngày cho phụ nữ là 14,8mg6.

Thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, cá nhiều mỡ, trứng, trái cây khô, ngũ cốc ăn sáng có bổ sung dưỡng chất, bánh mì nguyên cám, các loại rau xanh có lá. Các thực phẩm này đều có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác bên cạnh sắt.

Tăng cường hấp thụ chất sắt

Một số dưỡng chất có ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Ví dụ, vitamin C hỗ trợ khả năng hấp thụ sắt từ thực vật có trong rau có lá xanh và các loại đậu6. Tuy nhiên, can-xi lại cản trở hấp thụ sắt6. Cũng có quan điểm cho rằng chất tannin có trong trà và cà phê ảnh hưởng bất lợi đối với quá trình hấp thụ sắt6.

Khi dùng các món ăn có nguồn gốc thực vật giàu chất sắt, mẹ hãy kết hợp với một loại trái cây giàu vitamin C hoặc một ly nước ép trái cây để tối đa hóa lượng sắt cơ thể hấp thụ.

BƯỚC TIẾP THEO

Hãy lên kế hoạch các bữa ăn với thành phần nguyên liệu giàu chất sắt như sau đây:

  • Thịt nạc (luôn đảm bảo nấu chín) và cá có mỡ, chẳng hạn như cá trích
  • Rau có màu xanh đậm, bao gồm bông cải xanh, cải chân vịt, cải-xoong và cải xoăn kale
  • Các loại hạt, đặc biệt là hạt điều
  • Đậu các loại, chẳng hạn như đậu gà và đậu lăng
  • Ngũ cốc nguyên cám bao gồm bánh mì nguyên cám và ngũ cốc ăn sáng có bổ sung chất sắt
  • Trái cây sấy khô, như mơ, mận và nho khô
  • Trứng

1. Papaioannou GI et al. Phạm vi thông thường của chiều dài phôi, nhịp tim phôi, đường kính túi thai và đường kính túi noãn hoàng ở 6-10 tuần. Chẩn đoán thai nhi 2010;28(4):207-19.

2. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 169.

3. Deans A. Your New Pregnancy Bible, Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 33.

4. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn trong từ tuần 9-12 của thai kỳ [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-9-10-11-12.aspx [Truy cập 6/2014]

5. Liên minh Châu Âu. Quy định của Ủy ban (EU) Số 432/2012 ngày 16 tháng 5 2012 về việc thiết lập danh sách các cam kết về sức khỏe nhờ vào thực phẩm, ngoài những vấn đề liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh; sức khỏe và sự phát triển của trẻ em Text with EEA relevance. OJ L 136 2012;1-40.

6. Sở Y Tế. Báo cáo về chủ đề Y tế và Sức khỏe 41. Giá trị tham chiếu chế độ ăn uống cho năng lượng thực phẩm và chất dinh dưỡng cho Vương quốc Anh. London: TSO, 1991.

 

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x