Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

article-52-29-weeks-pregnant

Thai kỳ tuần thứ 25

Bổ sung năng lượng, giúp bé tăng trưởng

Cơ thể bé yêu đang hoàn thiện nhiều chi tiết, chuẩn bị cho ngày mà bé sẽ khởi đầu sự sống bên ngoài bụng mẹ. Lúc này, phổi và các dây thần kinh của bé yêu vẫn tiếp tục phát triển ở tuần thứ 25. Bước vào ba tháng cuối thai kỳ, mẹ cần nạp thêm ca-lô-ri vào chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Mẹ hãy tìm hiểu xem mẹ cần nạp thêm bao nhiêu ca-lô-ri nữa là đủ, nên nạp thêm bằng cách nào để vừa có sức lại vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tối đa cho cơ thể.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 25 của thai kỳ

Những cơn nấc cụt trong tuần 25 thai kỳ

Trong tuần thứ 25 thai kỳ, bé yêu đạt tổng chiều dài cơ thể 22cm, cân nặng khoảng 700g1. Dây rốn giờ khá dày và mạnh mẽ. Chạy dọc dây rốn là một mạch máu và hai động mạch có chức năng cung cấp dưỡng chất thiết yếu và dưỡng khí (o-xy) cho em bé. Chất thải của thai nhi sẽ được đưa lại vào cơ thể của người mẹ, tại đây nó được xử lý tiếp2.

 

"Thỉnh thoảng mẹ cảm nhận được những lần nấc cụt của bé. Đây là chuyện bình thường, là một phần trong tiến trình phát triển của bé yêu."

_

Lúc này khả năng phối hợp vận động của cơ thể bé đã tiến bộ nhiều, nên bé có thể cung bàn tay lại thành nấm đấm, thậm chí chạm tay vào chân bàn chân1. Mẹ có thể cảm nhận thiên thần nhỏ đang xoay trở và đáp ứng lại với từng cái chạm nhẹ nhàng trên bề mặt da bụng mẹ3. Mẹ còn cảm nhận được những cử động có nhịp đều bên trong cơ thể mình, là bé yêu đang nấc cụt đấy, mẹ ạ4.

Buồng phổi của bé đã sẵn sàng để giúp bé hít thở dưỡng khí lần đầu tiên trong đời. Phổi sản sinh chất hoạt động bề mặt (surfactant). Chất này giúp các cơ quan nội tạng vận hành ổn định sau khi bé chào đời4. Trong khi đó, các bó dây thần kinh quanh miệng bé cũng đang hoàn thiện dần1. Các bó dây thần kinh này sẽ giúp bé yêu tìm được đầu vú của mẹ bằng xúc giác trong thời gian đầu khi bé còn bú mẹ1.

Cũng ngay lúc này, khả năng cảm nhận âm thanh của bé cưng cũng đã phát triển đến độ bé có thể nhận ra giọng nói trầm ấm của bố và phân biệt được đâu là thể loại nhạc có giai điệu êm tai rồi đấy!

Đến gần ba tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần tăng cường mức ca-lô-ri nạp vào cơ thể mỗi ngày để tiếp tục thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của bé yêu. Theo Bộ Y Tế, các chị em phụ nữ nên bổ sung 200 ca-lô-ri mỗi ngày trong ba tháng cuối thai kỳ5.

"…Điều quan trọng là mẹ cần nạp ca-lô-ri tăng cường từ các nguồn thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh"

_

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người mỗi khác. Lượng ca-lô-ri mẹ cần nạp bổ sung sẽ phụ thuộc vào chỉ số trao đổi chất, mức độ vận động, và số lượng em bé mẹ sắp sinh, chưa kể các yếu tố khác.

Dù thế nào đi nữa, mẹ nhớ duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Điều quan trọng là mẹ cần nạp ca-lô-ri tăng cường từ các nguồn thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy thử ăn các món bổ dưỡng sau để bổ sung 200 ca-lô-ri năng lượng mỗi ngày trong thời gian mang thai:

  • Bánh mì ổ dẹt (pitta), một ổ cỡ nhỏ, phết lên một muỗng canh sốt hummus giảm béo trộn với cà-rốt xay nhuyễn, sau đó ăn thêm ba quả mơ khô
  • Một chén muesli (ngũ cốc và trái cây khô) trộn sữa tách bơ một phần, ăn thêm một trái táo.
  • Hai lát bánh mì nguyên cám, phết thêm một muỗng canh phô-mai cottage cheese
  • Một hủ ya-ua ăn kèm với sáu hạt hạnh nhân
  • Hai lát bánh mì mạch nha, không phết bơ

1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của chuyên gia về mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 43.

2. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Dây rốn là gì? [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/chq/pages/2299.aspx?categoryid=54 [Truy cập 7/2014]

3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 25-28 [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx [Truy cập 7/2014]

4. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 261.

5. . Sở Y Tế. Báo cáo về chủ đề Y tế và Sức khỏe 41. Giá trị tham chiếu chế độ ăn uống cho năng lượng thực phẩm và chất dinh dưỡng cho Vương quốc Anh. London: TSO, 1991.

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x