Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

article-52-29-weeks-pregnant

Thai kỳ tuần thứ 26

Thức ăn cho bộ não

Đến tuần thứ 26 thai kỳ, bé yêu bước vào giai đoạn tăng trưởng thể chất và phát triển não bộ hết sức quan trọng. Để thúc đẩy sự phát triển của bộ não, chế độ ăn uống cân bằng của mẹ nên ăn nhiều thức ăn có chứa các a-xít béo không bão hòa mạch dài đa nối đôi (LCP) DHA.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 26 của thai kỳ

Chuẩn bị đón bé yêu chào đời

Cơ thể bé yêu đang chuẩn bị ráo riết cho ngày chào đời của bé, mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng từ bây giờ. Đây là lúc mẹ nên bắt đầu tính đến kế hoạch sinh. Mẹ hãy sử dụng ứng dụng “Chuẩn bị sinh con” của chúng tôi. Ứng dụng này cung cấp mọi thông tin, giúp mẹ biết nên chuẩn bị gì cho ngày lâm bồn, để khi ngày đó tới mẹ cảm thấy an tâm mà đón chào thiên thần nhỏ ra đời.

Nếu mẹ chưa báo cho công ty hay chỗ làm về thời gian nghỉ thai sản của mẹ, mẹ nên báo ngay cho họ biết, vì ta nên báo sớm cho chỗ làm trước 15 tuần lễ. Hãy tìm hiểu thông tin về chính sách nghỉ thai sản cho mẹ và chính sách nghỉ phép chăm con sơ sinh dành cho các ông bố tại Anh theo địa chỉ direct.gov.uk hoặc worksmart.org.uk. 

LCP cho não bộ

Các a-xít béo không bão hòa mạch dài đa nối đôi (LCP) là một nhóm các a-xít béo đặc biệt.

Hai LCP thuộc vào hàng quan trọng nhất có chức năng hỗ trợ phát triển não bộ bé yêu chính là DHA và AA, hai LCP này nằm trong nhóm chất béo Omega 3 và Omega 63.

Nghiên cứu đã chứng minh: DHA có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển bộ não và đôi mắt của em bé. DHA rất quan trọng đối với quá trình phát triển thị giác trong giai đoạn đầu đời4.

 

"Bộ não của bé phát triển rất nhanh trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, nên mẹ hãy đảm bảo nạp đủ lượng DHA, đây là chuyện hết sức quan trọng."

_

DHA hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của bé sau sinh. Bé tiếp nhận DHA thông qua dòng sữa mẹ5.

Nghiên cứu LCP

Các chuyên gia đã xem xét các bằng chứng khoa học về vai trò của LCP trong thời kỳ thai sản. Họ nhận thấy: đối với các mẹ có nạp bổ sung DHA trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ, rủi ro sinh non giảm bớt, trọng lượng của bé khi chào đời cũng được cải thiện6,7.

Thông tin cần biết về các loại chất béo tốt

Điều quan trọng là trong thời gian mang thai và sau khi bé chào đời, mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng với hàm lượng LCP cao, nhất là DHA.

Chuyên gia khuyến nghị các mẹ nên bổ sung thêm khoảng 100-200mg DHA mỗi ngày trong thời gian thai sản và cho con bú8. Tuy nhiên, thực phẩm có DHA thường chỉ giới hạn trong một vài món, chẳng hạn như cá có mỡ, dầu cá, ruột cá. Một số thực phẩm có nhiều DHA lại nằm trong nhóm món ăn cần kiêng kị hoặc hạn chế đối với sản phụ, nhất là gan cá. Để bổ sung đủ lượng LCP lành mạnh mỗi ngày, đặc biệt là DHA, mẹ nên ăn duy trì 1-2 phần cá mỗi tuần, nên ăn loại cá có mỡ, chẳng hạn như cá thu, cá trích, cá ngừ tươi, cá hồi. Tránh ăn nhiều hơn lượng khuyến nghị này vì trong cá có thể tồn dư nhiều chất ô nhiễm và cả thủy ngân độc hại.

Nếu mẹ không thích ăn các loại cá có nhiều mỡ, mẹ hãy bổ sung chất béo Omega 3 vào bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn các loại hạt bổ dưỡng, các loại rau có màu xanh đậm, dầu hạt cải, ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm từ đậu nành9.

BƯỚC TIẾP THEO

Trong thời gian mang thai, mẹ hãy thử các món sau cho bữa ăn chính và cả bữa xế, tất cả đều có nhiều chất béo Omega 3:

  • Bánh mì nguyên cám nướng kẹp cá thu
  • Cá hồi xông khói ăn với rau củ hấp cách thủy
  • Salad Waldorf với thành phần gồm táo, cần tây, hạt óc chó
  • Chả cá hồi ăn kèm với salad rau chân vịt mầm
  • Một nắm hạt bổ dưỡng
  • Một chén ngũ cốc nguyên cám
  • Một ly sinh tố trái cây sữa đậu nành

1. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 261.

2. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của chuyên gia về mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 43.

3. Brenna JT, Lapillonne A. Tài liệu cơ bản về nhu cầu chất béo và axit béo trong khi mang thai và cho con bú. Ann Nutr Metab 2009;55(1-3):97-122.

4. Hội đồng quản lý an toàn thực phẩm châu Âu, Dinh dưỡng và Dị ứng. Scientific opinion: DHA và ARA và phát triển thị giác. EFSA Journal 2009;941:1-14

5. Sherry CL, Oliver JS, Marriage BJ. Bổ sung axit docosahexaenoic ở phụ nữ cho con bú làm tăng sữa mẹ và nồng độ axit docosahexaenoic trong huyết tương và làm thay đổi tỷ lệ axit béo omega 6: 3 ở trẻ sơ sinh. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids 2015;95:63-9.

6. Carlson SE et al. Bổ sung DHA và kết quả mang thai. Am J Clin Nutr 2013;97(4):808-15.

7. Imhoff-Kunsch B et al. Hiệu quả của việc bổ sung axit béo không bão hòa đa chuỗi dài n-3 trong thai kỳ đối với kết quả sức khỏe của mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em: tổng quan hệ thống. Paediatr Perinat Epidemiol 2012;26(1):91-107.

8. EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition, and Allergies (NDA); Ý kiến khoa học về giá trị tham khảo chế độ ăn uống đối với chất béo, bao gồm axit béo bão hòa, axit béo không bão hòa đa, axit béo không bão hòa đơn, axit béo trans và cholesterol. Tạp chí EFSA 2010;8(3):1461.

9. Gandy J (ed). Hướng dẫn Thực hành chế độ ăn. 5th ed. Oxford: Wiley Blackwell. 2014. p. 759.

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x