Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 8

Vai trò hỗ trợ

Trong tuần 8, các đặc điểm trên khuôn mặt của bé đã rõ hơn rồi đấy. Tin không vui đây: tuần 8 là giai đoạn “cao điểm” của những cơn ốm nghén buổi sáng. Chúng tôi sẽ cho mẹ vài đề xuất, hy vọng có thể giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Khi mẹ cảm thấy đã bớt chán ăn, hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất kẽm trong khẩu phần của mình. Hãy tìm hiểu xem khoáng chất này có vai trò ra sao đối với sự phát triển tế bào của bé yêu, và đâu là thức ăn có nhiều kẽm.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 8 của thai kỳ

Đón chào thai nhi

Đến tuần 8 thai kỳ, bé yêu đạt chiều dài cơ thể 1,6cm1. Trong giai đoạn này, xương hàm của bé mới thành hình. Ta có thể nhận diện được cái miệng nhỏ xíu xinh xinh của bé, cái chóp mũi dễ cưng với hai lỗ mũi rõ rệt2.

Bên trong cơ thể bé, sụn xương đang được thay thế bởi tế bào xương và khớp. Chân bé đang dài ra, dù rằng ta chưa thể thấy đầu gối và các chi trên, dưới3.

Vào tuần 8, y học gọi bé yêu là “thai nhi” hay “bào thai” (foetus). Đây là tiếng La-tin, có nghĩa là con cái, hậu tự, hay trẻ nhỏ. Mẹ ngạc nhiên chưa, bé đã bắt đầu có những cử động khe khẽ rồi đấy, vì lúc này các bó cơ của bé đang hoạt động. Vài tuần nữa các cử động của bé mới đủ mạnh, lúc đấy mẹ mới cảm nhận được2.

Mẹ bị ốm nghén ư?

Cứ ba sản phụ thì lại có hai người bị ảnh hưởng bởi những cơn ốm nghén buổi sáng trong thai kỳ. Cơn ốm nghén, buồn nôn thường rơi vào buổi sáng, nhưng nó vẫn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kể ngày đêm. Mẹ thường ốm nghén dữ dội nhất vào khoảng tuần 8 và mấy tuần kế tiếp. Nhưng từ tuần 12 tới tuần 14, đa số mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhõm khi chứng ốm nghén bớt dần và biến mất hoàn toàn.

Một số mẹ bị nghén rất lâu, sau ba tháng đầu tiên của thai kỳ vẫn còn nghén. Những cơn buồn nôn thậm chí có thể tái đi tái lại xuyên suốt thai kỳ. Mẹ hãy nhớ điều này: ốm nghén, buồn nôn thường là dấu hiệu cho thấy thai vẫn khỏe mạnh.

Mẹ hãy thử áp dụng vài đề xuất rất quen thuộc sau đây để giảm bớt triệu chứng ốm nghén4.

  • Ngủ thật sâu và thật ngon, trong ngày nghỉ ngơi nhiều.
  • Ăn một cái bánh quy khô, bánh mì nướng, hoặc bánh quy trước khi ra khỏi gường.
  • Chia đồ ăn thành nhiều bữa nhỏ và nhẹ, để bao tử mẹ luôn có đồ ăn.
  • Hãy uống nhiều nước. Nếu mẹ uống nước không nổi thì kem que, nước ép trái cây nhà làm, hay bất kỳ món nào được nạp vào đều cung cấp thêm nước cho cơ thể mẹ.
  • Hãy cho chút gừng vào đồ ăn thức uống, có thể cho gừng vào một ly trà tươi mới pha, hoặc uống bia gừng không có cồn.
  • Các vòng đeo tay chống xay tàu xe cũng khá hữu dụng. Mẹ đeo vòng này vào cổ tay, rồi ấn vào một huyệt đạo trên đó.

Hãy nhớ rằng cơ thể mẹ có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau tùy ngày. Hãy thử nghiệm nhiều giải pháp. Nếu mẹ lo lắng, sợ mình ăn không đủ chất vì bị nôn nhiều quá, hãy thông báo cho chuyên viên hộ sinh hoặc bác sĩ mẹ nhé.

Kẽm: Khoáng chất hỗ trợ sự sống bé yêu

Kẽm hỗ trợ chức năng cơ thể từ cấp độ tế bào. Kẽm có vai trò nhất định trong quá trình tạo tế bào, phân chia tế bào, và bảo vệ tế bào. Kẽm duy trì chức năng miễn dịch và thị giác. Kẽm cũng góp phần đảm bảo cho quá trình phát triển khả năng nhận thức não bộ, chức năng sinh sản, bảo vệ sức khỏe bộ xương5. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể sẽ cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho mẹ.

"Hầu hết các loại thuốc bổ vitamin tiền sản đều chứa lượng kẽm khá cao, nhưng sẽ là khôn ngoan nếu mẹ dùng thêm các nhiều món ăn giàu kẽm để bổ sung khoáng chất này."

Lượng kẽm cần hấp thụ mỗi ngày theo khuyến nghị (RNI) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là 7mg mỗi ngày7. Thiếu kẽm là hội chứng hiếm thấy. Chỉ cần ăn uống cân bằng lành mạnh trong thai kỳ thì rủi ro thiếu kẽm sẽ giảm thiểu.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy ăn thêm các món sau đây để đảm bảo nạp đủ kẽm:

  • Ngũ cốc tăng cường kẽm 
  • Thịt đỏ như thịt bò và thịt cừu
  • Thịt gia cầm, đặc biệt là gà tây
  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại hạt bổ dưỡng
  • Sữa, phô mai và trứng

1. Papaioannou GI et al. 119/5000 Kích thước thông thường của chiều dài phôi, nhịp tim phôi, đường kính túi thai và đường kính túi noãn hoàng ở 6-10 tuần.. Fetal Diagn Ther 2010;28(4):207-19.

2. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của chuyên gia về mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 32.

3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 0-8  [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-4-5-6-7-8.aspx [Truy cập 6/2014]

4. NHS Anh. Buồn nôn và ốm nghén [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/morning-sickness-nausea.aspx [Truy cập 6/2014]

5. Liên minh Châu Âu. Quy định của Ủy ban (EU) Số 432/2012 ngày 16 tháng 5 2012 về việc thiết lập danh sách các cam kết về sức khỏe nhờ vào thực phẩm, ngoài những vấn đề liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh; sức khỏe và sự phát triển của trẻ em Text with EEA relevance. OJ L 136 2012;1-40.

6. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Các vitamin và chất khoáng – các chất khác [Online]. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/vitamins-minerals/pages/other-vitamins-minerals.aspx#zinc [Truy cập 6/2014]

7. Sở Y Tế. Báo cáo về chủ đề Y tế và Sức khỏe 41. Giá trị tham chiếu chế độ ăn uống cho năng lượng thực phẩm và chất dinh dưỡng cho Vương quốc Anh. London: TSO, 1991.

 

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x