Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 35

Lớn nữa đi nào, bé yêu ơi!

Mọi sự chuẩn bị trong bụng mẹ đã đâu vào đấy rồi, bé yêu chuẩn bị chào đời thôi. Bé lớn nhanh như thổi. Cơ thể mẹ đòi hỏi dưỡng chất ngày càng nhiều. Đến tuần 35, mẹ sẽ hay bị táo bón. Để đảm bảo chức năng đại tràng khỏe mạnh, mẹ nhớ bổ sung chất xơ cho bữa ăn cân bằng dưỡng chất của mẹ nhé.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 35 của thai kỳ

Mọi sự gần xong, bé sắp sửa chào đời

Đến tuần lễ thứ 35 của thai kỳ, bé yêu cân nặng xấp xỉ 2,5kg1, mặc dù đây chỉ là con số ước tính. Ở giai đoạn này, các bé có kích thước và trọng lượng cơ thể không giống nhau. Khi mẹ đi siêu âm, bác sĩ chỉ cho mẹ con số ước chừng chứ không thể có con số cân nặng chính xác2.

Có một điều chắc chắn, đó là bé yêu đang lớn rất nhanh, thế nên không gian trong bụng mẹ ngày càng chật chội với các vận động của bé. Thai nhi vẫn nằm cuộn tròn, chân kéo lên gần sát ngực, nhưng bé vẫn liên tục ngọ nguậy và cục cựa xung quanh. Mẹ thậm chí có thể nhìn thấy từng cử động của bé trên bề mặt da bụng3

Nhau thai của mẹ cũng trở nên lớn hơn, đạt khoảng 0.54 kg ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Lúc này, nhau thai chỉ chiếm hơn 1/4 trọng lượng của bé yêu khi còn ở trong bụng mẹ và xấp xỉ 1/6 cân nặng sơ sinh4 của bé sau khi chào đời. 

Buồng phổi của bé đã hoàn thiện 100% và đã sẵn sàng cho thời điểm bé chính thức thở bằng phổi. Hệ thần kinh ngày càng hoàn thiện1. Giờ bé đã có thể bú chất lỏng5, hệ tiêu hóa của bé gần như đã hoàn chỉnh, đủ để bé có thể sống bên ngoài bụng mẹ

"Đến tuần 35, cơ thể mẹ đã bước vào giai đoạn sản xuất sữa non để mẹ có thể cho bé bú ngay khi bé vừa chào đời"

_

Cơ thể mẹ đang chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, quá trình sản xuất sữa cũng đã khởi động rồi. Khi ngày dự sinh đã đến gần, mẹ sẽ đôi khi thấy có một vệt sữa non - dòng sữa đầu đời vô cùng bổ dưỡng cho bé - tiết ra từ hai bầu vú5.

Chất xơ của sự sống: đảm bảo chức năng đại tràng khỏe mạnh

Đã vào tuần 35 thai kỳ, bé yêu ngày càng lớn, bụng mẹ cũng ngày càng to. Mẹ sẽ nhận thấy ở giai đoạn cuối của thai kỳ mình hay bị táo bón6

Khi mẹ bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày, mẹ sẽ đảm bảo được chức năng đại tràng khỏe mạnh. Các loại chất xơ khác nhau có chức năng khác nhau trong hệ tiêu hóa. Theo quy luật tự nhiên, các dạng chất xơ hòa tan sẽ được lên men ở đường ruột, còn chất xơ không hòa tan sẽ trôi qua ruột non rồi ruột già. Mẹ nên tăng dần lượng chất xơ, cả hai loại mẹ nhé, để đảm bảo chức năng đại tràng khỏe mạnh cho phần còn lại của thai kỳ.

"Mẹ nên tăng dần lượng chất xơ, cả hai loại mẹ nhé, để đảm bảo chức năng đại tràng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ."

_

Mẹ nhớ uống nhiều nước, cố gắng tập thể dục nhẹ, có thể đi bộ hoặc tập yoga. Một số loại thuốc bổ có chứa nhiều sắt cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón, nên nếu mẹ đang dùng thuốc bổ loại này, mẹ nên hỏi chuyên viên y tế xem họ còn loại nào khác thay thế không6,7.

BƯỚC TIẾP THEO

Chất xơ chỉ hiện hữu trong đồ ăn có nguồn gốc thực vật. Các loại chất xơ hòa tan và không hòa tan thường có trong các thực phẩm loại này, nên mẹ hãy ăn nhiều món giàu chất xơ để nạp đủ cả hai loại mẹ nhé.

Mẹ hãy thử đổi món xem sao. Nên dùng các món thay thế để tăng lượng xơ hấp thụ:

  • Thay món khoai tây tây nghiền thành món khoai tây nướng (jacket potato)
  • Thay vì uống nước cam, mẹ nên ăn cả trái cam
  • Thay vì ăn canh rau, mẹ nên ăn canh đậu và rau
  • Thay vì ăn cà-ri gà với cơm, mẹ nên đổi qua món cà-ri gà nấu đậu ăn với cơm gạo lứt

1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. P.47.

2. Curtis GB, Schuler J. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần. 7th ed. Cambridge: Fisher books, 2011. p.495.

3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 33-36 [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx [Truy cập 8/2016].

4. Thompson JMD et al. Đường cong thể hiện phần trăm trọng lượng của nhau thai cho mẹ bầu mang đơn thai. 2007. BJOG; 116 (6): 715-720

5. Regan, L. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần. London: Dorling Kindersley Limited, 2013. p. 204.

6. Patient.co.uk. Các vấn đề thường gặp của thai kỳ [Online]. 2013. Tham khảo tại: http://patient.info/doctor/common-problems-of-pregnancy [Truy cập 8/2016].

7. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Các vấn đề thường gặp của thai kỳ [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/common-pregnancy-problems.aspx#Constipation [Truy cập 8/2016].

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x